tư vấn bao la vạn sự

Mai hoa dịch số

Phong giác Điểu chiêm

Cập nhật : 05/07/2014
Phong giác là thấy gió thì tâm tự giác, phàm thấy gió nổi lên mà muốn xem hay dở thế nào, cần phải biết gió xuất phát từ phương nào(1), rồi xét đến thời tiết,
                             PHONG GIÁC ĐIỂU CHIÊM 
                (Thấy gió thì ta đã tự giác, thấy chim thì chiếm quẻ)


Danh ngôn nói Phong giác Điểu chiêm, thấy gió thì tâm tự giác, còn thấy chim thì bố quẻ xem. Chớ không phải cả hai đều toán quẻ hết, cho nên gọi là Phong giác điểu chiêm.

Phàm ngụ ý các vật mà ra quẻ, đều nghĩ sai lầm Phong giác Điểu chiêm, cũng như Dịch số, tất cả toàn thư đều gọi chung là Quan Mai Dịch Số, chứ không phải tất cả là Quan-Mai.

Phong giác là thấy gió thì tâm tự giác, phàm thấy gió nổi lên mà muốn xem hay dở thế nào, cần phải biết gió xuất phát từ phương nào(1), rồi xét đến thời tiết, xem đến sắc gió, suy thanh thế gió để biện cát hung. Thí dụ:

Như ta thấy, gió từ phương Nam thổi lại, đó là biết hướng gió, thế là ta có quẻ Gia Nhân rồi, vì phương Nam là Ly thuộc Hỏa, hợp với Tốn là gió, tức đã có sẵn quẻ Phong Hỏa Gia Nhân rồi:


_____
_____
__ __
_____
__ __
_____

Nếu gió từ phương Đông thổi tới, tức là đã có sẵn quẻ Phong Lôi Ích, vì Tốn thuộc Phong là gió, mà Lôi tức Chấn mà Chấn ở phương Đông.


_____
_____
__ __
__ __
__ __
_____


Bây giờ xem đến thời tiết:

- Nếu ta đang ở trong mùa Xuân, tức là trận gió êm dịu mát mẻ, gọi là Hòa sướng chi phong.
- Nếu ta ở về mùa Hạ, thể gió có khí nuôi dưỡng mình được, gọi là Trường Dưỡng chi phong.
- Nếu ta ở về mùa Thu, tức là thể gió tàn sát một cách rất nghiêm khắc, gọi là Túc Sát chi phong.
- Nếu ta ở về mùa Đông, tức là thể gió lạnh ngắt, nghiêm ngặt lắm, gọi là Lẫm Liệt chi phong.

Xem đến sắc gió: Nếu như trong trận gió có bụi, hơi, như khí của mây mù:

- Tự như sắc vàng: gió báo điềm tốt.
- Tự như sắc xanh: gió báo nửa tốt nửa xấu.
- Tự như sắc trắng: gió độc hại.
- Tự như sắc đen tối: ấy là điềm xấu.
- Tự như sắc đỏ: sẽ có tai ương.
- Tự như sắc hồng tía: lại là điềm tốt.

Xem về thanh thế của gió:

- Gió thổi như ngựa lâm trận: chỉ sự tranh đấu.
- Gió thổi như sóng vỗ: sẽ có hiềm kinh.
- Gió thổi như nghẹn ngào, khó thở: chỉ sự lo ưu.
- Gió thổi như tấu nhạc: có sự vui.
- Gió thổi như ngọn lửa nóng bức: tất có hỏa kinh.
- Còn như tiếng gió dịu dàng mà tới, từ từ mà đi, ấy là triệu cát khánh vậy.

ĐIỂU CHIÊM
(Toán loài chim)
Điểu chiêm là thấy chim, ta có thể toán quẻ được.
Phàm một bầy chim phải đếm được bao nhiêu con, xem từ hướng nào bay tới, nghe tiếng kêu của chim, xét từ lông lá đều có thể bố quẻ được; lại xét thêm danh nghĩa, xét tiếng kêu để biết tốt hay xấu xin dẫn giải như sau:

- Đếm số chim như:
1 con thuộc Càn.
2 con thuộc Đoài.
3 con thuộc Ly...

- Xem từ hướng nào bay tới:
Từ hướng Nam tới là Ly.
Từ hướng Bắc tới là Khảm v.v...

- Nghe tiếng kêu:
1 tiếng thuộc Càn.
2 thuộc thuộc Đoài.
3 thuộc thuộc Ly.v.v... đều bố quẻ được hết.
- Xét đến âm thanh (tiếng kêu) như:
a.- Tiếng kêu ồn ào, réo rắt chỉ sự khẩu thiệt.
b.- Tiếng kêu như nghẹn ngào chỉ sự lo sầu.
c.- Tiếng kêu trong trẻo, ví von chỉ sự cát khánh... Đó là xét âm thanh mà tóan vậy.
- Xét danh nghĩa như:
Con quạ kêu báo tai ương.
Con chim khách kêu báo sự vui mừng.
Con chim loan, chịm hạc kêu báo sự điềm lành.
Còn như chim bằng, chim thư cưu(1) kêu, ấy là loài yêu nghiệt.

Tiện ích Bambu
Tin liên quan
Bạn cần tìm kiếm?
Advert Advert2 Advert3
TextLink
BAO LA VẠN SỰ

Mobile: 0913 290 384  /  Email: tranngockiem57@gmail.com hoặc tuvan@phuclaithanh.com

Copyright © 2014   BaoLaVanSu. Thiết kế và phát triển bởi Bambu®