Nghi Lễ dâng hương & Sớ, Biểu, Trạng, Điệp, Khoán..

Dâng hương vào Tết Nguyên Đán

Cập nhật : 05/07/2014
Lễ Tết Nguyên đán là lễ lớn nhất trong số các lễ, Tết cổ truyền của người Việt Nam. Về mặt triết lý, lễ Tết này là thời điểm giao thái Âm - Dương

 

 

 

               Dâng hương vào Tết Nguyên Đán?

Lễ Tết Nguyên đán là lễ lớn nhất trong số các lễ, Tết cổ truyền của người Việt Nam. Về mặt triết lý, lễ Tết này là thời điểm giao thái Âm - Dương (Hai quẻ Kiền - Khôn) là thời điểm giao hoà của Thiên - Địa - Nhân, là bước chuyển vận “Tổng cựu Nghinh tân” (cái cũ, vận cũ qua đi, cái mới vận mới đương lại). Như thế Tết Nguyên Đán là chuyển giao chu kỳ giữa hai năm: Cũ - Mới.

Tết Nguyên Đán là dịp Tết của sự sum họp trong mỗi gia đình Việt Nam: Sự sum họp của các thành viên mỗi gia đình, sự gặp gỡ của các Gia Thần: Táo quân, Thổ Công, Tiên sư, sự trở về của các vong linh Tiên Tổ. Cái quan niệm văn hoá - tín ngưỡng của người Việt Nam về dịp Tết Nguyên Đán là như thế.

Vì sao ăn tết mọi người thích dán chữ “Phúc”?

Theo truyền thuyết, Minh Thái Tổ là Chu Nguyên Chương thường ăn mặc giả dạng để đi thăm dân. Có một tết ông mặc giả 1 người dân thường đến một thị trấn đông dân, khi nhìn thấy 1 đám đông đang túm lại, đầu người nhấp nhô chuyển động tiếng cười nói huyên náo. Nhà vua chen vào xem thì hoá ra đám đông đang chế nhạo về bức hoạ. Bức hoạ vẽ 1 người con gái tay ôm quả dưa hấu, để lộ đôi chân trần rất to. Nhà vua nghĩ là hình ảnh cô gái Hoài Tây, với đôi chân to để chỉ các cô gái nhà nghèo không có điều kiện để bó chân theo phong tục bấy giờ. Mà Hoàng Hạu ta cũng chính là người con gái chân to Hoài Tây đó, hẳn rằng họ cười chê ác độc đối với Hoàng Hậu ?

Nhà vua dấu mình trở về cung rồi phái mấy quan viên thân tín đến thị trấn với nhiệm vụ ghi vào sổ đen tên người vẽ tranh và những người đứng chễ giễu bức tranh đó. Sau đó dán tờ giấy có chữ “Phúc” trước cửa những nhà không tham gia. Các quan viên hoàn thành nhiệm vụ trở về. Chu Nguyên Chương lập tức phái đại binh tiến về thị trấn, phàm tất cả những nhà không có dán chữ Phúc đều bị bẻ cửa, cướp sạch của cải. Từ đó về sau, cứ đến Tết mùa xuân, mọi người đều dán chữ Phúc lên cửa nhà mình và dần trở thành tập tục.

Giải thích tập tục Tết mùa xuân dán chữ “Phúc”, đầu tiên phải hiểu nội dung chữ Phúc là gì. Sách “Thượng thư - Hồng Phạm” viết rằng: “Nhất viết Thọ, nhị viết Phúc, tam viết Khang ninh, tứ viết du hảo đức, ngũ viết khảo chung mệnh”.

- Thọ chỉ trường thọ

- Phúc chỉ sự giàu có về vật chất

- Khang ninh chỉ thân thể khoẻ mạnh không có bệnh tật

- Du hảo đức chỉ đạo đức cao đẹp

- Khải chung mệnh là đạt được cái thiện mãi mãi

- Người xưa cho rằng muốn đạt được “ngũ phúc” (tức là 5 điều nói trên) có một số mặt có thể định được nhờ sự cố gắng của bản thân ví dụ như cầu phúc, tu đức, nhưng tuổi thọ dài ngắn của một đời người và cách chết là không thể quyết định được. Muốn được trường thọ và thiên chung chỉ có thể cầu xin Thần Linh và tổ tiên cho mà thôi. Hàng năm vào dịp Tết đầu mùa xuân là lúc cúng tế tổ tiên và Thần linh và dán chữ Phúc ở cửa nhà là thể hiện nguyện vọng cầu xin Thần Linh và tổ tiên ban cho mọi nhà mọi người có được hạnh phúc trong năm mới. Lâu rồi trở thành tục lệ.

a. Dâng hương Tất niên (chiều 30 Tết)

Vào chiều ngày cuối cùng tháng Chạp (tháng đủ là ngày 30, tháng thiếu là ngày 29), các gia đình Việt Nam thường làm lễ dâng hương Tất niên (kết thúc năm cũ, chuẩn bị đón năm mới).

Đơn giản thì gia chủ soạn một mâm cơm cúng dâng lên Gia Thần, Gia Tiên gọi là lễ mọn dâng cúng tạ ơn Gia Thần, Gia Tiên đã phù hộ, độ trì cho gia đình mọi bề tốt đẹp trong năm đã qua.

Điều quan trọng, trước khi cúng lễ Tất niên cần phải đi thăm mộ phần Tiên tổ; đắp, sửa lại mộ phần, cắm mấy nén nhang rồi khấn mời Gia Tiên về nhà hoặc Từ đường ăn Tết cùng gia đình (gọi là lễ Chạp).

Tiện ích Bambu
Tin liên quan
Bạn cần tìm kiếm?
Advert Advert2 Advert3
TextLink
BAO LA VẠN SỰ

Mobile: 0913 290 384  /  Email: tranngockiem57@gmail.com hoặc tuvan@phuclaithanh.com

Copyright © 2014   BaoLaVanSu. Thiết kế và phát triển bởi Bambu®