Lời người dịch
Bài ca“ Yên Ba điếu tấu” này thâu tóm gần hết bộ Kỳ Môn Độn Giáp. Tôi nhận thấy thật là một bài quan trọng nên phiên âm và phiên dịch luôn. Dưới đây xin dẫn giải thêm những uẩn khúc khó mà tôi hiểu được.
(1) Hai chí tức Đông chí và Hạ chí.
9 cung dàn theo Lạc thư như sau:
9 cung này các số ngang, dọc, chéo đều cộng thành 15.
Ngang Dọc Chéo
4 + 9 + 2 = 15 4 + 3 + 8 = 15 4 + 5 + 6 = 15
3 + 5 + 7 = 15 9 + 5 + 1 = 15 2 + 5 + 8 = 15
8 + 1 + 6 = 15 2 + 7 + 6 = 15
(2) Tám quái dàn như sau:
Tốn
|
Ly
|
Khôn
|
Chấn
|
|
Đoài
|
Cấn
|
Khảm
|
Kiền
|
(3) Trung bình mỗi năm có 12 tháng. Mỗi tháng gồm 2 khí. Mỗi khí 15 ngày. Mỗi khí chia ra 3 Nguyên là Thượng nguyên, Trung nguyên và Hạ nguyên. Mỗi nguyên 5 ngày. Mỗi khí là một hơi thở của vũ trụ.
(4) Độn dương bày xuôi trải qua các cung 1-2-3-4-5-6-7-8-9. Độn âm bày ngược các cung 9-8-7-6-5-4-3-2-1. Từ Đông chí đến hết Mang chủng mặt trời đi hướng lên, thuộc phần Dương, tính độn Dương. Từ Hạ Chí đến hết Đại Tuyết, vành Hoàng Đạo chênh hướng xuống, thuộc phần Âm, tính độn Âm.
(5) Chín sao, chín cung và tám môn hợp nhau như sau:
Sao Thiên Bồng ở cung 1 thuộc cửa Hưu
- Thiên Nhuế - 2 - Tử
- Thiên Xung - 3 - Thương
- Thiên Phụ - 4 - Đỗ
- Thiên Cầm - 5 gởi ở cửa Tử
- Thiên Tâm - 6 thuộc của Khai
- Thiên Trụ - 7 - Kinh
- Thiên Nhậm - 8 - Sinh
- Thiên Ương - 9 - Cảnh
(6) Tinh gặp Giáp là Trực phù. Như độn dương cục 1, ngày Giáp, giờ Bính Dần thì Thiên Bồng Lục Mậu Giáp tý là Trực Phù. Bính Dần thuộc con nhà Giáp Tý.
(7) Môn mà gặp Giáp là Trực Sử. Như khóa trên thì cửa Hưu là Trực sử vì Mậu Giáp Tý ở cung 1 của Hưu.
(8) Trực phù địa ở đâu thì Môn nơi ấy là Trực sử. Như khóa trên, Trực Phù ở đất Khảm thì Hưu môn là Trực sử.
(9) Trực phù bay theo can giờ. Như khóa ở trên, can giờ là Bính. Trực Phù là Mậu, vậy đưa Mậu bay trên Bính.
(10) Trực Sử, Dương độn bay xuôi, Âm độn bay ngược. Như khóa ở trên thuộc Dương. Hưu môn Trực Sử giờ Tý ở cung 1; giờ Sửu cung 2; giờ Dần cung 3. Vậy Trực Sử ở cung 3 là Chấn.
(11) Đầu trong 6 Giáp gọi là 6 Nghi:
Lục Mậu Giáp Tý . Lục Kỷ Giáp Tuất. Lục Canh Giáp Thân.
Lục Tân Giáp Ngọ. Lục Nhâm Giáp Thìn. Lục Quý Giáp Dần.
(12) Trên một khóa Giáp, giải đủ 6 Nghi rồi thì giải đến 3 Kỳ là Ất, Bính, Đinh. Thế là 10 can trời dùng 9 còn can Giáp thì ẩn trong 6 Nghi, không lộ. (Vì quỹ đạo hình xoắn ốc, chia chín cung, từ Giáp chạy đến Nhâm là hết chín số, đến Quý thì hết một vòng và trùng với điểm Giáp ban đầu. Và đến điểm giáp tiếp theo thì đã bước sang một chu kỳ mới)
(13) Cửa cát có 3 là Khai, Hưu, Sinh.
(14) Tam Kỳ đắc Sử là Ất gặp Tuất Ngọ, Bính gặp Tý Thân, Đinh gặp Dần Thìn. Còn có:
Ngày Giáp Kỷ gặp Ất. Ngày Ất Canh gặp Đinh.
Ngày Bính Tân Gặp Bính. Ngày Đinh Nhâm gặp Ất.
Ngày Mậu Quý gặp Đinh.
(15) Tam Kỳ du Lục Nghi là cách Ngọc Nữ thủ môn ( Người Ngọc tựa cửa) và là:
Giáp Kỷ gặp Bính. Ất Canh gặp Tân. Bính Tân gặp Ất
Đinh Nhâm gặp Kỷ. Mậu Quý gặp Nhâm
(16) Thiên tam môn là: Thái xung tức Mão, Tiểu cát tức Vị (Mùi), Tòng Khôi tức Dậu.
Địa tứ hộ là Trừ, Nguy, Định, Khai trong vòng 12 nguyệt kiến.
Trõ, §Þnh, Khai, Nguy : Êy lµ c¸c trùc thø 2,5,8,11. C¸ch tÝnh nh sau : th¸ng Giªng khëi tÝnh trùc KiÕn t¹i DÇn, th¸ng 2 khëi KiÕn t¹i M·o, th¸ng 3 t¹i Th×n, th¸ng 4 t¹i Tþ, th¸ng 5 t¹i Ngä...§· biÕt khëi trùc KiÕn t¹i ®©u råi th× cø tÝnh thuËn tíi mçi cung mét Trùc theo thø tù 12 trùc nh sau : KiÕn, Trõ, M·n, B×nh, §Þnh, ChÊp, Ph¸, Nguy, Thµnh, Th©u, Khai, BÕ. ThÝ dô : th¸ng 2 chiªm quÎ th× khëi KiÕn t¹i M·o vµ tÝnh thuËn tíi th× Trõ t¹i Th×n...§Þnh t¹i Mïi....Nguy t¹i TuÊt....Khai t¹i Söu.
1. 建 Kiến: Nói chung là tốt, nhưng không có lợi cho việc xây cất, động thổ.
2. 除 Trừ: Ngày này phù hợp cho những việc mang tính “trừ” bỏ cái cũ. Các việc khác
không tốt.
3. 滿 Mãn: Chỉ phù hợp với việc cúng tế, cầu xin các lực lượng siêu nhiên.
4. 平Bình: Vạn sự tiến hành trong ngày này đều tốt.
5. 定 Định: Nên mở tiệc tùng, hội họp, thảo luận hay bàn bạc. Không nên làm nhũng việc như mổ xẻ, khởi kiện, cử người chỉ huy làm một việc gì đó.
6. 執Chấp: Nên tu tạo, sửa chữa, trồng trọt, săn bắn. Không nên làm các việc như chuyển nhà, đi chơi, mở cửa hàng buôn bán, xuất tiền của.
7. 破 Phá: Mọi việc đều bất lợi. Duy chỉ có những việc mang tính “phá” như việc tháo dỡ nhà cửa là tiến hành được.
8. 危 Nguy: Mọi việc đều xấu.
9. 成 Thành: Nên khai trương kinh doanh, nhập học, kết hôn, nhậm chức, nhập trạch vào nhà mới. Không nên kiện tụng.
10. 收Thu: Hợp với những việc có tính chất “thu” như dựng kho tàng, cất giữ của cải, săn bắn, thu hoạch hoa màu, ngũ cốc… nhưng không nên tiến hành các công việc mới như khai trương, không nên đi du lịch. Kỵ tang lễ.
11. 開 Khai: Lợi cho việc mang tính “mở”, như kết hôn, bắt đầu (khai trương) kinh doanh hay khởi công, khánh thành một công việc nào đó. Không nên làm các công việc như đào đất, chôn cất người mất, săn bắn, đẵn gỗ, và những công việc không sạch sẽ.
12. 閉 Bế: Nói chung là không thuận lợi cho mọi việc. Ngoại trừ các việc có tính chất “đóng” như đắp đê, xây vá tường, ngăn cản một sự việc nào đó.
Có bài vè rằng:
Kiến, Phá : Gia trưởng bệnh
Trừ, Nguy : Phụ Mẫu vong.
Mãn, Thành : Đa phú quý
Chấp Bế : Tổn Ngưu Dương
Bình Định : Hưng nhân-khẩu
Thu Khai : Vô họa ương.
(17) Địa tư môn là Thái Âm, Lục Hợp, Thái thường. Địa tư môn mà gặp được 3 cửa cát và 3 Kỳ thì hay lắm.
(18) Phục Ngâm, Phản Ngâm chia 2 loại: Sao gặp Phản, Phục Ngâm và cung gặp Phản, Phục Ngâm: 2 loại cùng xấu như nhau.
(19) Lục Nghi kích hình là:
Mậu Giáp Tý trên Chấn 3 Kỷ Giáp Tuất trên Khôn 2
Canh Giáp Thân trên Cấn 8 Tân Giáp Ngọ trên Ly 9
Nhâm Giáp Thìn trên Tốn 4 Quý Giáp Dần trên Tốn 4
(20) Thời can nhập mộ là:
Bính mộ ở Kiền Tuất Nhâm mộ ở Tốn Thìn
Tân mộ ở Cấn Sửu Ất mộ ở Khôn Vị
Mậu mộ ở Kiền Tuất.
(21) Giờ ngũ bất ngộ là can giờ khắc can ngày. Như ngày Giáp gặp giờ Canh. Giờ này gọi là Nhật Nguyệt tổn quang minh (Trời trăng mất sáng).
(22) Thiên Ất ở đây là thiên thượng Trực Phù, cũng tức là Can giờ trên Thiên bàn.
(23) Những giờ dương (Giáp Ất Bính Đinh Mậu) nên tựa các sao cát (ở đây nói về Tinh) trên nền trời, tại sao vậy, vì giờ Dương thì khí trời làm chủ nên phải lấy Tinh thuộc về Thiên bàn. Những giờ âm (Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý) nên tựa các sao cát (ở đây nói về cung địa bàn) trên vành đất mà đánh sang cung đối xung (Giờ Âm thì khí Đất làm chủ nên lấy cung địa bàn mà xem).
(24) Thiên độn là cách Sáu Bính gặp cửa Sinh và trên Đinh.
Địa độn là cách Sáu Ất Gặp cửa Khai và trên Kỷ.
Nhân độn là cách Sáu Đinh gặp cửa Hưu và Thái Âm.
(25) Các sao trong Độn Giáp gặp thời cùng hành, là được Tướng khí. Gặp thời được sao sinh là được vượng khí. Gặp thời mà sao khắc là Hưu khí. Gặp thời mà sinh sao là Phế khí. Gặp thời khắc sao là Tử khí. Như Thiên Bồng thuộc Thủy thì Tướng ở Đông, Vượng ở Xuân, Hưu ở Hạ, Phế ở Thu, Tù ở 4 tháng Quý (hay chính xác hơn là 18 ngày cuối cùng của mỗi Quý).
Đoạn đầu của bài ca này có nói về gốc gác của khoa Độn giáp này như sau: vua Hoàng Đế đánh nhau với Suy Vưu ở Trác Lộc. Thua mãi. Sau cầu trời được bà Cửu Thiên Huyền nữ trao truyền thuật tính Độn Giáp. Rồi trên sông Lạc có Rồng thiêng đội Hà Đồ nhô lên, trên mây xanh có Phượng Hoàng ngậm Lạc thư bay xuống. Hoàng Đế liền sai Phong Hậu ghi chép lại thành khoa học Độn Giáp này.
Thật ra thì không làm gì có chuyện bà Cửu Thiên Huyền nữ (bà Chín trời cao thẳm- huyền đây là cao sâu, không phải là đen như nhiều người nghĩ) xuống dạy Độn Giáp, cũng không có chuyện Rồng thiêng Phượng lạ. Vẽ ra như thế cho đẹp mắt giống nòi mà thôi.
Theo tôi hiểu thì như sau: Hoàng đế là thủ lĩnh nòi Hán, Suy Vưu là thủ lĩnh nòi Việt. Hán Việt đánh nhau ở đất Trác Lộc. Hán thua mãi. Sau nhờ sức gián điệp mà Hán cắp được công thức Hà Đồ Lạc Thư của Việt. Luyện tập mãi mà sau Hoàng Đế thắng được Suy Vưu. Hà Đồ Lạc Thư vốn là chìa khóa của Dịch số. Dịch số có gốc gác từ đạo Tiên, là đạo gốc của nòi Việt. Đạo Tiên tu luyện theo dịch số. Dịch số là văn minh của nòi Việt chứ không phải có từ nòi Hán như mọi người tưởng nghĩ. Các vị tiên nổi tiếng của nòi Việt như Tản Viên sơn thánh, Sử Đồng tử. Phù Đổng thiên vương, Phạm Viên…Các vua Hùng thời Hồng Bàng đều tu đạo tiên, luyện được thuốc trường sinh, vua nào cũng trị vì trên dưới 200 năm cả./.