- Tại sao sư tử và tỳ hưu đứng canh cổng lại bị dỡ bỏ?

- Tại Bộ VH-TT-DL quyết định như thế. Quyết định này được nhân dân cả nước đồng tình. Xu thế “thoát Trung” (như có người vẫn nói” là động lực để thực hiện việc này. Còn làm ăn, hợp tác kinh tế lại là chuyện khác. Đổi mới gì thì được, nhưng bản sắc văn hóa dân tộc phải quyết giữ. Ta phải là ta rồi muốn chơi kiểu gì thì tính sau.

- Thế còn mốt Nhật, mốt Hàn, mốt Tây, mốt Mỹ, các lối sống như lễ hội Valentines, Halloween và các lễ hội Trung Quốc khác thì sao không cấm?

- Chú cứ vặn vẹo bác thế này, dù không khó trả lời lắm nhưng đành phải đá quả bóng này lên sân các bác văn hóa vậy.

- Ấy là nhân chuyện mấy con thú đá canh cổng em “hội thảo” với bác cho vui thế thôi. Chuyện này mà chỉ dừng ở một quyết định mà không nghĩ sâu rộng và có biện pháp thực thi, khó làm lắm. Đơn giản như cấm thuốc lá, cấm bia bọt ở một số nơi công cộng, một số giờ trong ngày cũng chỉ là hạn chế phần nào. Bác đã vào rừng U Minh chưa?

- Vào rồi, cách đây ngót 40 năm. Ngồi vỉa hè mà chuyện trò như tôi với chú nãy giờ là muỗi chui vào mỗi khi ta mở mồm “chém gió” đủ no bụng, khỏi cần nhậu gì thêm.

Vui thật, chú cũng”ma lanh” thật. Đang nói chuyện sư tử lại quay sang con muỗi mắt. Chỉ có diệt muỗi chứ cấm sao được muỗi. Ảnh hưởng văn hóa (hay giao thoa văn hóa) giữa các dân tộc là chuyện vốn không phải xấu và từ hàng ngàn năm nay. Nói ví dụ nếu các nhà sư cũng đồng tình chuyện cấm sư tử, tỳ hưu thì chùa Bái Đính tính sao đây? Chùa này chỉ có nét Việt Nam ở mấy cái mái nhà thôi, còn lại cứ như ta đang đi du lịch tua “lục tỉnh” Trung Hoa.

- Em đã bảo vui mồm thì nói vậy thôi. Cháu em nó ở bên Mỹ về kể rằng, một số tòa công sở của nước Mỹ có tấm biển nhỏ nhưng đủ để đọc: “Tòa nhà này xây bằng tiền đóng thuế của dân”. Chơi thế mới là văn hóa!

- Ở ta không chơi thế được vì chúng ta vẫn tưởng các công trình như thế đầu là của Nhà nước cấp vốn xây dựng. Đố bác nào dám đề như thế đấy! Còn văn hóa cũng vậy, du nhập mà cứ tưởng là mình cùng sân chơi, nghĩ cùng hơi vui vui.