Đời xưa ở Trung Quốc người ta gọi các số 1, 3, 5, 7, 9 là số dương, còn các số 2, 4, 6, 8
thì được gọi là số âm.
Ngày mồng chín tháng Chín âm lịch đúng là có hai số chín trùng nhau, cho nên ngày này được gọi là “Trùng cửu” (trùng số chín). Đồng thời ngày là dương, tháng cũng là dương, vì thế ngày này cũng được gọi là “Trùng dương”, do đó ngày mồng chín tháng Chín được gọi là “Trùng dương”, mà cũng được gọi là “Trùng cửu”.
Tết Trùng dương đại khái đã bắt đầu có trước đây hơn một ngàn bảy trăm năm. Theo truyền thuyết thì dưới đời Đông Hán có một người ở Nhữ Nam tên là Hoàn Cảnh. Hoàn Cảnh lạy một vị tiên là Phí Trưởng Phòng xin được nhận làm đồ đệ. Một hôm sư phụ bỗng nói với đệ tử rằng nhà của Hoàn Cảnh đến ngày mồng chín tháng Chín sẽ phải chịu một tai họa rất lớn, và bảo ông phải mau mau về nhà để đưa gia đình lên núi cao, và nếu đeo cây thù du và uống rượu hoa cúc thì sẽ có thể tiêu trừ được tai nạ
Hoàn Cảnh vâng lời sư phụ đưa cả nhà lên núi, thì quả nhiên thoát được tai nạn và được bình an vô sự, nhưng trong nhà có bao nhiêu gà, vịt, dê, chó đều chết hết. Từ đấy về sau người ta bắt đầu có phong tục cứ đến tết Trùng dương thì kéo nhau lên núi cao.
Ở thời cổ xưa, người ta ăn tết Trùng dương là vì cảm thấy rằng hai con số chín đi với nhau là không được tốt, cho nên phải trèo lên núi cao, đeo cây thù du vào người và uống rượu hoa cúc thì mới có thể xua đuổi được tà khí, tránh khỏi các tai họa và gặp được những điều may mắn. Nhưng về sau cùng với sự tiến bộ của xã hội, quan niệm mê tín kia dần dần không còn nữa.
Tháng Chín âm lịch chính là thời tiết mùa thu, không khí trong lành. Trong những ngày
này mà lên núi cao, nhìn ra ngoài xa thì có thể rèn luyện thân thể, lại có thể cảm thấy tinh