Hàng năm đến tiết Nguyên tiêu, các nơi trong toàn quốc đều phải tiến hành những hoạt
động ăn mừng, trong đó đáng chú ý nhất có múa rồng và múa sư tử.
Một con rồng dài nhiều mầu sắc, uốn lượn từng khúc, chuyển động linh hoạt, mau lẹ
trong tay những người điều khiển, thật quả có khí thế phi phàm và rất đẹp mắt.
Múa sư tử lại càng hấp dẫn người xem. Dưới sự chỉ đạo của người đầu trò, con sư tử đầy uy vũ biểu diễn những động tác nhào lộn, lăn mình, vồ mồi, lạy chào, gãi lông, liếm lông... nom hết sức buồn cười. Những người xem khen ngợi, cổ vũ không ngớt và lưu luyến không thể bỏ đi được.
Thật ra từ xa xưa đã có múa rồng và múa sư tử rồi. Thời cổ đại các dân tộc thường lấy một giống vật để tượng trưng cho mình và thờ cúng loài động vật ấy.
Các dân tộc vùng Hoa Hạ, trải qua một thời kì phát triển lâu dài, đã dần dần sáng tạo nên hình tượng con rồng và coi nó là biểu tượng của dân tộc mình. Những thế hệ con cháu đến ngày nay vẫn còn nhận mình là "dòng dõi của con rồng”.
Chẳng những thế, nhiều người còn đặt tên cho con cháu là rồng. Người xưa cho rằng con rồng có phép thần thông quảng đại, hô phong hoán vũ,ược tai hoạ, không có việc gì con rồng không làm được.
Hơn nữa ngay từ thời dựng nước xa xưa, người Trung Quốc đã sống dựa vào nông
nghiệp, mà sản xuất nông nghịệp muốn được mùa thì phải có được mưa thuận gió hoà. Vì thế con người hết sức sùng bái bản lĩnh của con rồng, và nhân dân lao động Trung Quốc, trong mọi ngày lễ quan trọng, đã hình thành thói quen múa rồng.
Cũng như múa rồng, múa sư tử đã có một quá trình lịch sử lâu đời. Dưới thời nhà Đường cách đây hơn một ngàn năm, múa sư tử đã rất thịnh hành nơi cung đình, trong quân đội cũng như ở chốn dân gian.
Người xưa gọi sư tử là vua của muôn loài, coi sư tử là biểu tượng của tinh thần dũng cảm và sức mạnh và còn có thể xua đuổi tà ma, diệt trừ yêu quái, bảo vệ con người và gia súc được bình an. Vì thế sư tử càng được sùng bái.
Theo đà phát triển của khoa học và kĩ thuật, con người ta ngày càng thoát khỏi sự ràng buộc của mê tín dị đoan, tư tưởng "nhân định thắng thiên" (ý chí, lòng quyết tâm của con người có thể thắng được số trời, sức mạnh tự nhiên) đã xâm nhập sâu sắc vào con người, vì thế cho nên ngày nay múa rồng và múa sư tử chỉ còn là những trò vui trong ngày lễ mà thôi.