Trong đời sống ngày thường, người ta thường gọi các nhà giam, ngục thất là "ban
phòng". Tại làm sao vậy?
Ngày xưa ở Trung Quốc, dưới triều nhà Minh, cơ cấu hành chính các cấp dần dần đã được xếp đặt hoàn chỉnh và được triều đình phê chuẩn để xác định một cách chính thức, và đó tức là chế độ "tam ban lục phòng" (ba ban sáu phòng).
"Tam ban" gồm tạo ban, tráng ban và khoái ban. Ba ban này được phân công nắm vững và duy trì các công việc trị an, trinh sát bắt người, đề hình áp giải, truyền hô tố tụng, trưng thu lương thực và làm một số tạp vụ khác.
"Lục phòng” thì gồm:
- Lại phòng (giữ việc nhiệm miễn, thuyên chuyển, thăng giáng các quan lại);
- Hộ phòng (lo giữ công việc tài chính);
- Lễ phòng (lo các nghi thức cúng tế);
- Binh phòng (lo về quân đội và chiến tranh);
- Công phòng (lo về các công trình công cộng);
- Hình phòng (lo về các hình phạt).
Sáu phòng này nằm trong cơ cấu hành chính của chính quyền địa phương trong quốc gia phong kiến, sáu phòng này phân công nắm vững và quản lí tác sự vụ địa phương : dân chính, tài chính, giáo dục, thủy lợi, kiến thiết...
Vì tam ban lục phòng có quan hệ mật thiết với đời sống ngày thường của dân chúng, đặc biệt là chức vụ "đề hình áp giải" có quan hệ trực tiếp với các nhà giam nhà ngục, cho nên dần dần người ta mới gọi các nhà ngục trong nha môn phong kiến đời xưa là "ban phòng”. Cách gọi như thế này vẫn còn được lưu truyền cho tới ngày nay và ban phòng đ cách gọi thông tục các nhà ngục và các nơi giam giữ.