Những đứa trẻ "hư" !!!
Với những gia đình có trẻ con, không khó để bắt gặp những câu than phiền kiểu như "Con tôi nó hư lắm. Nó chẳng chịu nghe lời gì hết. Người lớn nói gì cũng cãi chem chẻm, blah blah..."
Vậy "hư" ở đây nghĩa là bọn trẻ không làm đúng những gì người lớn mong đợi. Nghe có vẻ sai sai nhỉ? Bạn có chắc mình luôn làm đúng và làm tốt những điều người khác mong đợi ở mình k? Hay là cũng có lúc mặc kệ người khác nói để làm theo ý mình? Những lúc như thế, bạn có nghĩ là mình "hư hỏng" không?
Người lớn nhìn chung đã quên mất 3 điều cơ bản.
Một là, trẻ con có quan điểm riêng và cách nhìn vấn đề hoàn toàn khác người lớn. Bọn trẻ rất đơn giản. Các con k hề biết người khác mong đợi gì. Thay vào đó, các con chỉ làm điều mình muốn, điều mình cho là đúng. Và đặc biệt, luôn luôn có những lý do hợp lý ẩn đằng sau sự ương bướng ngang ngược đó mà đôi khi người lớn luôn từ chối lắng nghe và thấu hiểu. Trước khi trách mắng con, hãy cố gắng hiểu tại sao con làm thế, thay vì quy chụp 1 câu rất chung chung kiểu "con làm thế là hư" !!
Hai là, trẻ con chính là tấm gương phản chiếu chính bản thân người lớn. Nếu cha mẹ hay quát mắng, ra lệnh, khiển trách, nói những điều không hay trước mặt con, làm sao có thể mong con gần gũi yêu thương ngọt ngào với mình? Ngược lại, nếu cha mẹ ngày ngày âu yếm "mẹ yêu con, ba yêu con", thì rất nhanh thôi, bạn sẽ được nghe con nói "con yêu mẹ, con yêu ba". Ngoài ra, trẻ con học bằng cách quan sát và bắt chước rất nhanh. Nên đôi khi dù ba mẹ làm đúng, nhưng các bé vẫn có thể học được điều k hay từ môi trường xung quanh như bạn bè, hàng xóm. Cách giải quyết cũng như trên, hãy cố gắng tìm hiểu nguồn gốc vấn đề trước. Luôn luôn có lý do nằm ở đâu đó.
Ba là, trẻ con cũng cần đc tôn trọng. Khi bạn tôn trọng con, con cũng tôn trọng bạn. Không nên lạm dụng quyền lực của người lớn để áp đặt trẻ và nói những câu kiểu như "Trẻ con thì biết cái gì mà nói". Nếu trẻ sai, đó là cơ hội để cha mẹ giảng giải dạy bảo cho con, chứ không phải là cơ hội để quát tháo, chửi bới, miệt thị con. Việc được cha mẹ lắng nghe không chỉ giúp trẻ cảm thấy mình được tôn trọng, mà về lâu dài, sẽ giúp quan hệ gia đình gần gũi thân mật hơn, trẻ cũng tự tin thể hiện suy nghĩ của mình hơn vì k còn lo lắng cứ nói ra là bị ba mẹ phủ đầu. Tôn trọng khác với cưng chiều. Cưng chiều là ba mẹ chấp nhận mọi yêu cầu vô lý của con. Còn tôn trọng là ba mẹ lắng nghe trước, và vẫn có thể từ chối yêu cầu của con nếu con sai.
Những điều trên nói thì đơn giản, làm được lại rất khó. Bản thân mình còn phải sửa đổi rất nhiều. Ngày bé con mình siêu khó tính, nhõng nhẽo, khó chiều, hay cáu bẳn. Lắm lúc mình cũng phát rồ lên đánh mắng con. Nhưng sau mỗi lần như thế mình đều suy nghĩ mãi, chỉ để nhận ra 1 điều: "không phải tự nhiên mà con như thế". Dần dần mình hiểu con hơn, cố gắng tiết chế hơn, số lần cáu gắt với con cũng ít đi. Cuộc sống gia đình nhờ vậy mà cũng bớt căng thẳng. Bây giờ con đã trở thành một em bé vui tươi, hiểu chuyện, ngọt ngào và đáng yêu hơn rất à đáng yêu hơn rất nhiều.
Từ khi được sinh ra, cho đến suốt những năm tháng đầu đời, cha mẹ chính là nguồn yêu thương, là chỗ dựa duy nhất của con. Thứ các con cần k phải 1 ngôi nhà đầy đồ chơi, mà chính là sự lắng nghe, yêu thương và tôn trọng của ba mẹ. Hãy cho con được "sai" mà k phải lo lắng ba mẹ sẽ trách mắng và k yêu con nữa. Hãy cho con được lớn lên là chính con, dù có điểm mạnh điểm yếu, nhưng k bao h bị đòi hỏi phải giống con nhà người ta. Đó mới là món quà vô giá.
Chuyên gia: Trần thị minh Phúc