Quyết Siêu Thần Tiếp khí (Vượt thần nối khí)
Về Nhuận Kỳ, có quá 9 ngày sau rồi đặt nhuận, có quá 14 ngày mà đặt nhuận, đều có lệ
Đại ước thì khí đến trước, Tiết chưa đến, trước dùng Khí gọi là Siêu thần. Tiết đến trước mà Khí chưa đến gọi là Tiếp khí.
Siêu thần, để như cũ, dùng khí đương cục (nghĩa là vẫn khí cục cũ), mà không dùng Tiết. Đợi Siêu quá 9 ngày thì mới dùng Tiết, gọi là Siêu thần. Tiếp khí tất phải ở trước tháng nhuận. Siêu thần phải ở sau tháng nhuận. Trước tháng nhuận, khí tất đến trước. Sau tháng nhuận, tiết tất đến trước. Khí đến trước tất trước dùng khí. Tiết đến trước thì còn chưa dùng Tiết. Siêu thần Tiếp khí đã chỉ rõ ràng vậy.
Ví năm nhuận vào tháng giêng, 2, 3, 4, thì đặt một hậu khí nhuận ở Đại Tuyết. Năm nhuận vào tháng 5, 6, 7, 8 thì đặt một hậu khí nhuận ở Mang Chủng. Đó gọi là quá còn không kịp (quá do bất cập), không có khí trung hòa mà phải đặt nhuận. Gom lại thì cứ Giáp kỷ của Tý Ngọ Mão Dậu là Thượng Nguyên (nguyên trên), của Dần Thân Tị Hợi là Trung Nguyên (nguyên giữa), của Thìn Tuất Sửu Vị là Hạ Nguyên (nguyên dưới), đó là định lệ.
Lại có nói: Tiết và Khí cũng làm trung hoà. Trước giữa tiết, gặp ngày Giáp Kỷ của Tý Ngọ Mão Dậu, gọi là quá, quá thì phải tiếp khí. Sau giữa tiết thấy Giáp kỷ của Tý Ngọ Mão Dậu gọi là không kịp (bất cập), không kịp thì phải Siêu thần. Tóm lại thì lấy 30 ngày là một tháng (bản nguyên viết là 33, ở đây bỏ số 3 sau). Phải đặt nhuận, chẳng qua đạo Âm Dương nở mòn vậy.
Chương luận: (9 Thần)
Trực phù (phép Tôn) là đầu của các thần (chư thần chi nguyên thủ), là cổ cánh (linh tu) của sao. Vì thế mà gọi là Trực phù. Thể Thần thuộc Hỏa. Nơi nào thần đến thì trăm ác tiêu tan, mọi hung biến hết Là thần rất cát. Có nợ..Thái bạch kim tinh kỵ vào Mộ. Gặp vậy ở nơi cát thì không cát, ở nơi hung càng hung. Trời khởi từ Giáp, Đất khởi từ Tí cho nên gọi là bậc Tôn của muôn nhóm (vạn vảng: ). Nói lên (cử: ). Giáp Tí là 6 giáp ở trong, cho nên gọi tên là Trực phù.
Cửu Thiên (Chín trời): là Kiền kim.Thể này thuộc kim. Kiền nạp Giáp Nhâm, tính cương mà ưa động. Chủ những việc gọi đúng lời xuôi (danh chính ngôn thuận), gặp đúng lệnh thì không gì trở ngại, là thần rất cát. Nếu được Cửa được Kỳ thì vạn phúc gom vào. Ví không được Kỳ thì cũng không hung. Sợ vào Mộ thì sức yếu đi. Trời bắt đầu từ Giáp, từ Giáp đến Nhâm (bản nguyên viết là Thìn), Số được 9 cho nên gọi là Cửu thiên.
Cửu Địa (Chín đất): là thể Khôn. Thần này ưa tĩnh. Chủ các việc mềm dẻo, kính cẩn bề ngoài, lại nắm quyền sinh sát. Là thần nửa hung, nửa cát. Sợ khắc chế, kỵ vào Mộ. Xuân Hạ thì sinh. Thu Đông thì giết. Giữ quyền hành bà Hậu nội cung vua. Khôn nạp Ất và Quý. Từ Ất đến Quý được số 9 cho nên gọi tên là Cửu địa. Nói đến Ất sửu là có 6 Ất ở trong vậy.
Chu tước (Sẻ non): là thần Hỏa phương nam, quản cỏ khắp đồng ruộng của vùng trời. Nắm giữ quyền văn minh, tấu đối, miệng lưỡi, giữ chức vụ văn thư. Được đất (đắc địa = ở nơi tốt không có trở ngại) thì có mừng về văn thư ấn tín. Không được thời thì tai tiếng cãi cọ, nhiễu loạn, cát hung như vậy. Ngôi ở Bính. Bính nạp Cấn thổ, vượng tướng ở Ly. Ở trời là Thần chim đỏ (Xích Điểu chi thần) thuộc Bính hỏa. Nói đến Bính Dần là có 6 Bính ở trong cho nên gọi là Chu tước.
Đằng xà (rắn vọt): là khí Đinh Hỏa, mà thực ra thì thuộc âm thổ. Đoài nạp ở Đinh Tị. Thần này tính mềm dẻo mà miệng độc. Chuyên giữ các việc sợ hãi, quái lạ, lửa yêu, cổ quái. Ngôi trấn phương Tốn. Còn tên là Ngọc Nữ. Độn can là thần 6 Đinh, 6 Giáp, tức là thần âm rất lệnh. Nói đến Đinh Mão là có sáu Đinh ở trong vậy. (Mục này bản nguyên viết là Câu trận).
Câu trận (móc câu): là Thổ dương ở trung ương. Thần này tính ngoan, ngạnh. Giữ các việc đất cát, kiện cáo. Từ Giáp đến Mậu số được 5. Từ Tí đến Thìn số cũng được 5. Cấn nạp Bính, Khảm nạp Mậu, phối ở Đông nam. Kinh nói: “ Biết ba, tránh năm” là khí hung ác giả dối (hung ngoan chi khí), không nên tới. Ngồi trấn ở Cấn, cho nên gọi tên là Câu trận. (Lánh 5 là 5 can phần Âm: Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý và 5 cửa hung là Thương, Đỗ, Cảnh, Tử, Kinh).
Lục hợp (Sáu hợp): là khí hóa của Giáp mộc, là mộc âm ở phần Đông. Thần này tính hòa bình, chuyên giữ các việc về hôn nhân, giao dịch, manh mối, hòa hợp. Làm em gái của sáu Giáp, gả cho Canh kim là vợ. Có thai với Canh, rồi trở về nhà. Ngôi trấn phương Đông. Chấn nạp Canh. Từ Giáp đến Kỷ số được 6 cho nên gọi tên là Lục hợp.
Bạch Hổ (hổ trắng): là Canh kim. Oai thống phương Tây. Thần này ưa giết, chuyên giữ các việc binh qua, sát phạt, tranh đấu, tật bệnh, chết chôn, đường xá. Kỷ nạp ở Canh Kim. Tốn là Phong (gió). Phong theo ngôi Hổ. Trấn ở phương Tây. Từ Giáp đến Canh số được 7 cho nên gọi là Bạch Hổ.
Huyền Vũ (Rùa xám): là tinh của nước. Thống giữ khí phương Bắc. Thần này ưa âm mưu làm hại, chuyên giữ các việc trộm cắp, trốn chạy. Nước thì sắc đen, được đất vàng (hoàng thổ) ở trung ương mà thành cho nên gọi là Huyền Vũ.
Thái âm (Âm cả): là Kim âm phương Tây. Thần này ưa giấu diếm, mờ mịt, che chở, vợ và thiếp, các việc ấy. Ly nạp ở Tân, phối với phương Tây. Ngôi trấn cung Đoài. Đoài là gái nhỏ (thiếu nữ). Âm Dương đến đó thì không nảy nở được nữa. Từ Giáp đến Quý là số hết. Từ Tí đến Dậu khí đó cùng cho nên tên là Thái âm.
Thái Thường (Quá thường): là khí hóa của năm hành. Thần này ưa ca hát, ăn uống, chuyên giữ các việc yến tiệc, tế lễ, áo mũ, dê con, nhạn bay (cao nhạn). Thần này theo Thiên Cầm (chim trời) đi chơi khắp phương. Gặp Hỏa theo Hỏa, gặp Kim lại theo Kim, gặp nước theo nước, gặp Mộc theo mộc, gặp Thổ thì theo Thổ. Hợp với cả 5 thể. Tính thần Không thường, cho nên gọi là Thái thường. Đi với cửa cát thì cát, mà đi với cửa hung lại hung. Chủ mặc màu sắc, mặc tang biến đổi (Câu này không có nghĩa).
Hai mươi bốn khí
Tháng giêng : Lập xuân, Vũ thủy (Dựng xuân, mưa nước).
Tháng hai : Kinh chập, Xuân phân (Trung nở, giữa xuân).
Tháng ba : Thanh minh, Cốc vũ (Trong sáng, mưa thóc).
Tháng tư : Lập hạ, Tiểu mãn (Đang hè, gần tròn).
Tháng năm : Mang chủng, Hạ chí (Lên đồng, đến hè)
Tháng sáu : Tiểu thử, Đại thử (Ấm áp, Bức nóng).
Tháng bảy : Lập thu, Xử thử (Dựng thu, Dịu nắng)
Tháng tám : Bạch lộ, Thu phân (Nóc trắng, giữa thu).
Tháng chin : Hàn lộ, Sương giáng (Móc lạnh, Sương rơi)
Tháng mười : Lập đông, Tiểu tuyết.
Tháng mười một : Đại tuyết, Đông chí.
Tháng mười hai : Tiểu hàn, Đại hàn.
Ngày cát Thiên đức
Giêng Đinh, Hai: không Thân. Ba: Nhâm, Bốn là Tân. Năm: Kiền, Sáu: Giáp ngự. Bảy: Quý, Tám: Cấn lân. Chín: Bính, Mười: tìm Ất. Mười một: Tốn, Cuối: Canh dồn.
Ngày cát Nguyệt đức
Tháng giêng, 5, 9 là Bính. (Hỏa cục nên là Bính)
Tháng 2, 6,10 là Giáp. (Mộc cục nên là Giáp)
Tháng 3, 7, 11 là Nhâm. (Thủy cục nên là Nhâm)
Tháng 4, 8, 12 là Canh. (kim cục nên là Canh)
Phép Năm Phù (Ngũ Phù Pháp)
Ngũ Phù thuộc thần cát, nên đến yết người Quý.
Thiên tào thuộc kim, giữ việc giấy tờ kiện cáo.
Địa Phù nửa cát, nửa hung, thuộc Thổ, chủ úp, lánh.
Phong bá, Lôi công, thuộc Mộc chủ kinh khủng.
Vũ sư, dương thuỷ, chủ mưa, trời đen, hoặc cuồng phong, mưa bụi (âm vũ).
Phong vân thuộc âm Mộc chủ trời râm )bán âm.
Cam phù ( còn gọi là Đường phù) thuộc kim chủ về tiền, cát.
Quốc ấn thuộc kim, chủ thăng lên.
Thiên luân thuộc Mộc, chủ trở cách.
Địa tặc thuộc âm thổ chủ lật lọng, phản phúc.
Thiên tặc, âm thủy chủ mất trộm.
Trên đây dùng Tướng tháng (Nguyệt tướng) gia trên giờ xem, đi thuận đến Lộc của ngày xem thì khởi Ngũ phù. Như ngày Giáp thì Lộc ở Dần, thì đến Dần khởi Ngũ phù, Mão là Thiên tào, Thìn là Địa phù, Tị là Phong Bá, Ngọ là Lôi công, cứ như vậy mà suy. (Cần tham khảo thêm Lục Nhâm để hiểu hơn).
Hoàng ân sát (yêu ơn vua)
Tháng 1-5-9 (Dần, Ngọ, Tuất-Hỏa cục) ở Tuất.
Tháng 2-6-10 (Hợi, Mão, Mùi, Mộc cục) ở Sửu.
Tháng 3-7-11 (Thân, Tý, Thìn, thủy cục) ở Thìn.
Tháng 4-8-12 (Tỵ, Dậu, Sửu, kim cục) ở Mùi.
Nguyệt Yểm sát (Yêu tháng chìm)
Tháng giêng tại Tuất, rồi nghịch hành tháng 2 tại Dậu, tháng 3 tại Thân, tháng tư tại Mùi, tháng 5 tại Ngọ, cứ thế mà suy.
Xung nhau là đối, không dùng được.
Bài ca Hồng Phạm Ngũ hành (Số mục quái)
Xem can chi mà biết được số lượng bao nhiêu người, bao nhiêu vật, bao nhiêu thời gian...gọi là số mục quái.
Giáp, Kỷ, Tý, Ngọ thuộc số 9
Ất, Canh, Sửu, Mùi thuộc số 8.
Bính, Tân, Dần, Thân thuộc số 7.
Đinh, Nhâm, Mão, Dậu thuộc số 6.
Mậu, Quý, Thìn, Tuất thuộc số 5.
Tỵ, Hợi thuộc số 4.
Ca rằng:
Kích đạo, Bạch đạo và Hoàng đạo,
Không tránh ngàn năm nghiệm chẳng hay.
Ngoài ba Đạo ấy là thần cát.
Thêm Cửa Kỳ vào tốt lắm thay.
Phép quyết ẩn lánh trong 2 Độn, tất chưa thành đạo (.....). Trong phép Độn Đạo thì Kích, Bạch, Hoàng ba đạo nên tránh cẩn thận. Nếu không, tuy có hợp 3 Kỳ, cửa cát cũng không thông, khó tránh hoạn.
Hình đồ 9 Đạo, 8 tiết.
Hình đồ nơi tên của Người Thần sáu Giáp trên trời.
Đây là 5 giờ Dương: Giáp ất Bính, Đinh, Mậu, là giờ Thần tại Trời, cần biết. Giờ âm cũng theo như đây.
(Vòng ngoài cùng tức vòng thứ 5. hai thần Bạch hổ, Huyền vũ, thì bản nguyên viết là Câu trận, chu tước. Vòng thứ 2, hai cửa Khai, Hưu thì bản nguyên viết là Hưu, Khai).
|