tư vấn bao la vạn sự

Cuộc sống sau cái chết

Where you can buy Louis Vuitton Replica :

hermes evelyne replica fake louis vuitton tas kopen replica Louis Vuitton supreme Backpack louis vuitton backpack replica zaino louis vuitton falso replica louis vuitton hobo fake chanel wallet louis vuitton shoes replica gucci replica 1:1 replica chanel wallet louis vuitton district pm replica louis vuitton wallet replica hermes belt replica replica lv australia replica goyard replica goyard Louis Vuitton wallet replica fake lv man bag chanel backpack replica louis vuitton messenger bag replica louboutin pas cher louboutin pas cher chanel bag replica louis vuitton imitazioni hermes belt replica gucci replica replica Louis Vuitton shoes louis vuitton district pm replica Replica Fendi Backpacks borse false louis vuitton napoli replica louis vuitton wallet 1:1 replica cartier love bracelet louis vuitton tasche gefalscht kaufen replica louboutin cartier love bracelet replica Borse Louis Vuitton false dove trovarl louboutin pas cher Louis Vuitton Replica replica goyard dior tasche replica chanel imitazioni perfette van cleef replicaa replica gucci shoes cartier schmuck replica deutschland borse gucci imitazioni Louis Vuitton Taschen replica chanel shoes replica handbags replica Australia cartier love imitazione zaino louis vuitton falso

Sự sống sau cõi chết

Cập nhật : 10/10/2014
Bằng chứng khoa học về sự tồn tại cuộc sống sau cái chết
 

Bằng chứng khoa học về sự tồn tại cuộc sống sau cái chết

Cập nhật lúc: 19:29 18/02/2014
Bằng chứng khoa học về sự tồn tại cuộc sống sau cái chết

(Xã hội) - Hiện nay, nhiều lý thuyết đưa ra những bằng chứng và căn cứ khoa học về sự tồn tại của Ma và cuộc sống con người sau khi chết.

 

Hầu hết các nhà khoa học có thể cho rằng, khái niệm "thế giới bên kia" hoặc vô nghĩa hoặc không thể chứng minh được. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều lý thuyết đưa ra những bằng chứng và căn cứ khoa học về sự tồn tại của Ma và cuộc sống con người sau khi chết.

Vật lý lượng tử chứng minh "cõi âm" tồn tại

Lý thuyết lượng tử đã chứng minh sự tồn tại của linh hồn. Theo tiến sĩ Stuart Hameroff đến từ đại học Arizona,  cận tử (một trải nghiệm được kể lại bởi một người suýt chết hoặc đã bị chết lâm sàng và được cứu sống) xảy ra khi các thông tin lượng tử trong hệ thần kinh người đó thoát ra khỏi cơ thể và mất vào vũ trụ.

Tiến sĩ đã nhắc tới lý thuyết linh hồn lượng tử mà theo đó trong các cấu trúc vi ống – khung xương của tế bào – tồn tại thông tin lượng tử của con người hay toàn bộ thông tin của người đó từ lúc sinh ra thậm chí có thể là tiền kiếp. Những thông tin này sẽ không mất đi khi con người chết mà sẽ phát tán trở lại vũ trụ.

Bằng chứng khoa học về sự tồn tại cuộc sống sau cái chết

 

Linh hồn hay những thông tin lượng tử thoát khỏi thân xác sau khi chết.

Cũng có lẽ vì vậy mà một số người trải qua kinh nghiệm cận tử thường kể lại rằng họ thấy được những hình ảnh quen thuộc từ lúc sinh ra mà kể cả họ cũng không còn nhớ, thậm chí họ còn quan sát được nhiều sự việc xảy ra từ góc nhìn khác, hoàn toàn xa lạ.

Trong khi đó, Giáo sư Robert Lanza đến từ Trường Y, Đại học Wake Forest (Mỹ) bắt đầu lý giải của mình bằng cách trích dẫn thuyết lấy sự sống làm trung tâm (biocentrism), vốn coi cái chết như chúng ta biết chỉ là một ảo giác của ý thức con người. Mọi sự sống là trung tâm của hiện thực, linh hồn hay ý thức tồn tại trước cả thời gian và nó sinh ra vũ trụ chứ không phải ngược lại.

"Chúng ta đều nghĩ, cuộc sống chỉ là hoạt động của cácbon và một hỗn hợp các phân tử. Chúng ta chỉ sống một thời gian và sau đó thối rữa vào đất", ông Lanza nhận định.

Thuyết này cũng nêu, ý thức của con người quyết định hình dáng và kích cỡ của các vật thể trong vũ trụ.

Như vậy, không gian và thời gian không vận động như cách nhận thức thông thường của chúng ta. Nói một cách khác, không gian và thời gian "đơn giản là các công cụ của trí óc con người". Nếu thuyết này được chấp nhận, điều đó có nghĩa là cái chết và quan điểm về sự bất tử tồn tại trong một thế giới không có ranh giới tuyến tính và không gian.

Các nhà khoa học hiện nay cũng ủng hộ sự tồn tại song song nhiều vũ trụ với các bản sao biến thể khác nhau của vạn vật, thời gian và cả những sự việc đang diễn ra.

Theo giáo sư Lanza, khi chúng ta chết ở thế giới này, cuộc sống mới sẽ nảy nở ở một vũ trụ khác. Biết đâu, ở vũ trụ này sáng ra bạn bước ra khỏi nhà bằng chân trái thì ở vũ trụ khác bạn lại bước chân phải, còn ở nơi khác nữa thì bạn vẫn đang ngủ nướng…

Khoa học chứng minh có sự tồn tại của Ma?

Khái niệm ma quỷ hiện ra từ thế giới tâm linh xuất hiện khi chữ viết ra đời hoặc thậm chí từ xa xưa hơn nữa thông qua truyền miệng.

Có khá nhiều lời giải thích cho việc nhìn thấy ma. Nhà nghiên cứu Loyd Auerbach, tác giả của nhiều cuốn sách về những câu chuyện ma, là một người tin vào ma quỷ và đã điều tra những vụ việc nhìn thấy ma trong 30 năm. Ông thừa nhận rằng, đại đa số các câu chuyện ma có thể được giải thích bằng hiện tượng tự nhiên. Nguyên nhân đầu tiên là trạng thái tâm lý của con người.

Tuy nhiên, giải thích dưới góc độ khoa học, con người ai cũng có sóng não là một dạng sóng ngang và tuân theo những nguyên tắc vật lý của nó. Ma thực chất là một thông tin lượng tử tồn tại ở dạng sóng. Như đã nói, bộ não giống như máy thu sóng thông tin lượng tử và lúc đó ta sẽ thấy được hình ảnh của những thông tin này, đó chính là ma. Tùy người mà bộ não tiếp nhận được sóng của những thông tin lượng tử khác nhau với tần số, bước sóng khác nhau nên không phải ai cũng trông thấy ma.

Bằng chứng khoa học về sự tồn tại cuộc sống sau cái chết

 

Ma quỷ dưới óc tưởng tượng của các nhà làm phim Hollywood.

Những người bị ma nhập hay lên đồng là người có bộ não nhạy cảm tiếp thu được nhiều nguồn sóng thông tin lượng tử và nếu sóng đó đủ mạnh thì nó có thể cưỡng bức mạnh mẽ sóng não của người quan sát, điều khiển suy nghĩ của họ khiến cho người quan sát thực hiện những hành vi kì lạ hoặc nói những thứ tiếng kì quặc.

Về thời điểm nhìn thấy ma, con người có hai trạng thái tinh thần là ý thức và bản năng. Ban ngày, chúng ta bị tác động mạnh mẽ bởi nhiều nhiều người khác, những âm thanh, ánh sáng và mùi vị… khiến cho các giác quan của chúng ta hoạt động hết công suất dẫn đến việc ý thức sẽ quyết định bản năng. Sóng não, suy nghĩ mạnh mẽ đã điều khiển hành động của chúng ta.

Vào ban đêm hay các thời điểm nhạy cảm của con người như lúc gần sáng thì các trạng thái ý thức của chúng ta hoạt động kém đi nhường chỗ cho bản năng, vì vậy vào lúc này bộ não của chúng ta dễ bị xâm nhập, dễ bị điều khiển. Thế nên dẫn đến việc chúng ta dễ nhìn thấy ma vào ban đêm hoặc ở những nơi hoang vắng.
 

Vòng luân hồi: Tìm lời giải chuyện có một hay nhiều... kiếp sống

Cập nhật lúc 14h20' ngày 07/11/2013
  •  

Hoài nghi về cuộc sống của con người sau cái chết vẫn là câu hỏi thường trực bỏ ngỏ đối với toàn thể nhân loại...

Từ hàng nghìn năm nay, con người vẫn luôn tìm tòi và khám phá để trả lời câu hỏi kinh điển nhất của nhân loại: "Chuyện gì xảy ra sau khi ta chết đi?" hay "Cuộc sống sau cái chết sẽ như thế nào?".

Có vô số giả định được đưa ra: chúng ta sẽ lên thiên đường, xuống địa ngục hay tiếp tục sống trong một thế giới khác... Tuy nhiên, đâu mới là câu trả lời chính xác cho ẩn số này?

Vòng luân hồi: Tìm lời giải chuyện có một hay nhiều... kiếp sống

Nhiều người tự hỏi, mỗi con người sinh ra chỉ có duy nhất một cuộc sống hay đó là một vòng luân hồi: sinh ra - chết đi - tái sinh vào cuộc sống mới. Giả thuyết mỗi linh hồn có nhiều kiếp sống được tiến sĩ Ian Stevenson thuộc ĐH Virginia (Mỹ) nghiên cứu một cách khách quan từ năm 1958. Ông đã tìm hiểu rất nhiều trường hợp và chỉ ra rằng, con người có lẽ không chỉ có duy nhất một cuộc sống.
Tiến sĩ Ian Stevenson

Bài viết dưới đây không nhằm khẳng định hay cố thuyết phục bạn rằng, thật sự có thêm một hay nhiều kiếp sống sau khi chết mà chỉ dừng lại ở việc nêu lên những nhân chứng được xác thực về việc đầu thai trên khắp thế giới. Qua đó, nó giúp bạn có cái nhìn rộng hơn về bí ẩn sự sống của con người sau cái chết.

Từ những đoạn ký ức của nhân chứng...

Trường hợp đầu tiên là câu chuyện của Gamini Jayasuriya được sinh ra ở Sri Lanka vào năm 1962. Khi còn là một đứa trẻ, Gamini đã kể rằng cậu nhớ kiếp trước của mình.

Ở kiếp trước, cậu có một người mẹ khác to lớn hơn người mẹ hiện giờ. Cậu có chú voi đồ chơi hay mang theo khi đi tắm, cậu cũng đã từng bị ngã xuống chiếc giếng gần nhà. Cậu thường bị người em tên Nimal cắn và cậu còn đang để chiếc cặp sách trên chiếc ghế trong phòng

Nếu sự việc chỉ dừng lại ở đây thì việc tìm ra kiếp trước của Gamini sẽ không thể thực hiện được. Thật may là trong một lần tình cờ đi qua khu vực Nittambuwa (Sri Lanka), Gamini nói rằng em nhận ra mình đã từng sống ở đó. Mọi người cùng nhau quay lại Nittambuwa để tìm hiểu. Họ xuống xe ở chỗ Gamini nói và đi về phía cuối con đường. Tuy nhiên, họ đã không bước vào căn nhà mà Gamini chỉ - nơi mẹ em sống ở đó bởi đó là một gia đình theo đạo Thiên Chúa.

Nghĩ lại, mọi người trong nhà đều cảm thấy có sự trùng hợp khi mỗi lần cầu nguyện, Gamini thường quỳ thẳng lưng (giống như khi cầu nguyện theo đạo Thiên Chúa) chứ không quỳ ngồi như người khác. Có một lần, em còn đòi mẹ treo cây Thánh giá em tìm được lên tường.

Tình cờ, họ gặp được người đi đường và nghe kể về gia đình nơi Gamini nói tới. Gia đình này theo đạo Thiên Chúa, có một cậu con trai tên Palitha nhưng đã qua đời 2 năm trước khi Gamini sinh ra (tức là năm 1960). Palitha có một người em tên là Nimal - người hay cắn cậu. Vài ngày trước khi qua đời, cậu được nghỉ lễ và đã để chiếc cặp lên ghế thay vì cất trong tủ như thường lệ...

Vòng luân hồi: Tìm lời giải chuyện có một hay nhiều... kiếp sống

Trường hợp thứ hai được đề cập đến là một cậu bé 6 tuổi người Thổ Nhĩ Kỳ - Kemal Atasoy. Vào năm 1997, tiến sĩ Jurgen Keil - nhà tâm lý học người Úc đã lắng nghe và ghi nhận những miêu tả một cách tự tin về cuộc sống trước kia của cậu bé Kemal.

Kemal kể rằng ở kiếp trước, cậu đã từng sống ở Istanbul (cách đó 800km), trong dòng họ Karakas và cậu là một tín đồ Cơ đốc giáo giàu có người Armenia. Nhà của Kemal sống cạnh bờ sông và gia đình cậu chỉ sống tại đây trong một thời gian nhất định trong năm. Cậu thường có thói quen mang theo túi da lớn bên người khi ra ngoài. Cậu có vợ người Hy Lạp và có con.

Tiến sĩ Keil đã bỏ công sức đi kiểm chứng lời nói của Kemal. Tuy rất vất vả nhưng cuối cùng, tiến sĩ cũng tìm gặp được một cụ già chắc chắn có gia đình người Armenia sống ở ngôi nhà đó nhưng thông tin về mọi người trong gia đình để tại nhà thờ đã bị thiêu trụi trong một vụ hỏa hoạn.

Tiến sĩ Keil tiếp tục tìm đến một nhà sử học uy tín trong vùng và được nghe kể câu chuyện gần như trùng khớp với những lời Kemal đã nói. Nhà sử học kể rằng, có một gia đình đạo Cơ-đốc giàu có sống trong căn nhà bên hồ. Ông ta là người Armenia duy nhất trong vùng và có họ Karakas. Vợ ông là người Hy Lạp và họ có ba người con.

Người đàn ông thường mang theo một túi da lớn và vì dòng họ Karakas chuyên kinh doanh đồ da ở một khu vực khác của Istanbul nên ông ta chỉ sống ở nhà vào những tháng mùa hè. Người đàn ông đó chết khoảng năm 1940-1941.

Vòng luân hồi: Tìm lời giải chuyện có một hay nhiều... kiếp sống

Câu hỏi được đặt ra là làm thế nào một cậu bé lại có thể biết những thông tin về một người đàn ông sống cách đó 800km và không có bất cứ một liên hệ nhỏ nào tới gia đình cậu?

Và đặc biệt hơn, cậu không thể nghe kể về một người đã chết cách đó 50 năm mà tiến sĩ Keil phải rất vất vả mới tìm được một chút thông tin ít ỏi? Liệu Kemal có cách giải thích nào không hay đơn giản, Kemal khẳng định kiếp trước của mình - cậu chính là người đàn ông đó.

... đến những vết bớt trên cơ thể...

Nhiều người cho rằng, những dấu vết trên cơ thể như vết bớt có liên quan tới cuộc sống của một người trước đó, là dấu vết của sự luân hồi. Nhiều câu chuyện, trường hợp được kể dưới đây mang màu sắc về sự luân hồi, ở đó con người sau khi chết sẽ chuyển thành một cơ thể khác ở kiếp sống mới. Trong sự thay đổi đó có những dấu vết của cơ thể cũ còn lưu lại, tạo thành vết bớt.

Vòng luân hồi: Tìm lời giải chuyện có một hay nhiều... kiếp sống
Nhiều người cho rằng, vết bớt là dấu vết của sự luân hồi

Chanai Choomalaiwong được sinh ra ở miền Trung Thái Lan vào năm 1967 với hai vết bớt, một ở sau đầu và một ở phía trên mắt trái. Khi cậu bé được sinh ra, gia đình Chanai không cho rằng các vết bớt này có ý nghĩa đặc biệt gì, nhưng khi được ba tuổi, cậu bé bắt đầu kể chuyện về cuộc sống ở kiếp trước.

Cậu bé nói mình từng là một thầy giáo tên Bua Kai và bị bắn chết trên đường đến trường. Chanai nhớ được tên bố mẹ, vợ và hai con trong kiếp trước, cậu liên tục đòi người bà hiện tại của mình đưa tới nhà bố mẹ trước kia của mình ở Khao Pra.
Ảnh minh họa

Cuối cùng, chiều lòng Chanai, hai bà cháu đi đến một thị trấn gần Khao Pra. Chanai dẫn bà tới ngôi nhà mà em nói là nơi bố mẹ mình sống. Ngôi nhà thuộc về một cặp vợ chồng già sống cùng người con trai làm thầy giáo tên Bua Kai Lawnak nhưng đã mất 5 năm trước khi Chanai được sinh ra.

Chanai đã nói bố mẹ của Bua Kai chính là bố mẹ mình. Bị ấn tượng bởi vết bớt và lời kể của Chanai, cặp vợ chồng già đã mời cậu ở lại một thời gian. Trong khoảng thời gian này, Chanai đã chỉ ra đúng những đồ vật Bua Kai hay dùng và yêu cầu con gái của Bua Kai gọi mình là bố.

Tiến sĩ Ian Stevenson không tìm thấy một hồ sơ pháp y nào về các vết thương của Bua Kai nhưng theo lời kể của những người trong gia đình thì Bua Kai bị một viên đạn xuyên qua đầu từ phía sau. Do đó, vết thương ở sau đầu (khi đạn tiếp xúc) nhỏ hơn nhiều so với vết thương trên trán (khi đạn xuyên ra), điều này trùng khớp với hai vết bớt trên đầu Chanai (một vết nhỏ sau đầu và một vết to phía trên mắt trái).

Trường hợp này đã chỉ ra, không thể có sự "trùng hợp ngẫu nhiên" nào khi một cậu bé có những vết bớt trùng khớp hoàn toàn với vết thương của người quá cố. Bên cạnh đó, cậu còn nhớ rất rõ về các chi tiết của cuộc đời thầy giáo Bua Kai - người mà cậu chưa từng quen biết .

Trường hợp khác được nhắc tới tới tiếp theo là Necip Unlutaskiran từ Thổ Nhĩ Kỳ. Khi vừa chào đời, người ta thấy cậu bé có một số vết bớt trên đầu, mặt và trên người. Lúc đầu, bố mẹ cậu định đặt tên cho cậu là Malik nhưng trong giấc mơ vào thời điểm ba ngày trước khi cậu được sinh ra, mẹ cậu mơ thấy con mình nói nó tên là Necip.

Sau đó, bố mẹ cậu đổi tên cậu thành Necati vì 2 tên này tương tự nhau và trong gia đình đã có đứa bé tên Necip. Tuy nhiên, khi biết nói, cậu liên tục đòi được gọi là Necip và không chịu đáp lại khi bị gọi bằng tên khác.
Trên người Necip có rất nhiều vết bớt. (Ảnh minh họa)

Necip bắt đầu kể về cuộc sống kiếp trước từ khi lên 6. Cậu nói trước đây mình sống ở Mersin, đã có vợ, con, và đã bị đâm liên tiếp cho tới chết. Chỉ tới khi cậu được tới thăm ông bà ngoại - lúc 12 tuổi thì những lời kể của cậu bé mới được kiểm chứng.

Lúc trước, bà ngoại Necip sống ở Mersin và có người hàng xóm tên Necip Budak. Anh ta bị đâm đến chết một thời gian ngắn trước khi bé Necip ra đời. Khi ông ngoại đưa Necip tới Mersin, em đã nhận ra người nhà của Necip Budak và nói rằng, mình từng dùng dao cứa vào chân vợ mình trong một trận cãi vã.

Dĩ nhiên, trước đó Necip chưa hề nhìn thấy chân của người quả phụ. Sau đó, một người trong nhóm nghiên cứu đã kiểm chứng, xác nhận, chị có một vết sẹo trên đùi và thừa nhận vết sẹo này do chính chồng mình gây ra.

Tiến sĩ Stevenson đã lấy được một bản sao biên bản khám nghiệm tử thi của Necip Budak và ông phát hiện rằng, những vết bớt trên người Necip trùng khớp với vết thương được miêu tả trong biên bản. Điều này quả là một sự trùng hợp đến khó tin.

Ở Việt Nam, một số trường hợp về chuyện nhớ lại kiếp trước của mình do chết đuối, nhận ra con cháu đã chết được "đầu thai" qua vết bớt cũng được đề cập, nhưng chưa có kiểm chứng rõ ràng.

Những lời giải thích đầu tiên…

Nói dối và tưởng tượng

Giả thuyết này không đứng vững được lâu bởi lẽ, xét về khía cạnh động cơ, những nhân vật này hoàn toàn không có động cơ nào để "sáng tạo" ra một câu chuyện như vậy.

Vòng luân hồi: Tìm lời giải chuyện có một hay nhiều... kiếp sống

Bên cạnh đó, tiến sĩ Keil và cộng sự không có sự giao lưu, trao đổi thân mật trước đó, có chăng chỉ là những bức thư thông báo họ sẽ tới nhà và đặt ra rất nhiều câu hỏi. Có không ít người nghi ngại rằng, gia đình các nhân chứng sẽ dựa vào đó để trở nên nổi tiếng, tuy nhiên, họ không hề có lợi ích vật chất nào bởi những thông tin này sẽ được đề cập trong tập hồ sơ dài cùng hàng nghìn trường hợp khác.

Mặt khác, cũng có thể nhóm nghiên cứu "sáng tác" ra câu chuyện bởi chỉ có họ tiếp xúc và ghi nhận trực tiếp những thông tin nên họ hoàn toàn có thể nói dối mà không ai kiểm chứng được. Tuy nhiên, với hơn 2.500 hồ sơ nhân chứng lưu trữ ở ĐH Virginia được ghi chép cẩn thận thì đây quả là giả thuyết tồi.

Những thông tin được biết đến bằng cách thông thường

Một giả thuyết khác được đề cập đến đó là nhân chứng vô tình biết được thông tin về người được cho là tiền kiếp của mình. Và vô tình, những thông tin đó ăn sâu vào tiềm thức, biến thành một ký ức giả - thuật ngữ mà các nhà tâm thần thường dùng để chỉ ký ức không phải của bản thân nhưng bệnh nhân lại tưởng tượng đó là của chính mình.

Dù vậy, giả thuyết không lý giải được việc một đứa trẻ có thể biết được những thông tin cá nhân của một người nào đó ở rất xa và không có một mối liên hệ nào với gia đình đứa bé ấy. Rất có thể, người "tiền kiếp" đã qua đời rất lâu và cũng không hề nổi tiếng để thông tin cá nhân của họ có thể lọt ra ngoài.

"Trí nhớ gene"

Người ta cho rằng, những ký ức có thể được di truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác nhờ gene. Theo đó, từ khi con người mới sinh ra, trong bộ não đã tồn tại vùng lưu giữ ký ức của những việc từng xảy ra từ đời bố mẹ, ông bà, cụ kỵ...

"Trí nhớ gene" được lưu trong những phân tử protein của tế bào não. Khi có một năng lực nào đó làm khởi động các phân tử ấy thì ký ức về đời trước sẽ được phục hồi, con người bỗng nhiên nhớ lại những gì từng xảy ra với tổ tiên xa xôi, y như là đã xảy ra với chính mình. Tuy vậy, giả thuyết này vẫn vấp phải nhiều sự phản đối của các nhà nghiên cứu.

Liệu con người có nhiều kiếp sống?

Những niềm tin về sự đầu thai hay luân hồi được phổ biến rộng rãi trong các tôn giáo và đức tin. Một số người xem đó là một phần của tôn giáo, những người khác thấy đó chỉ là một câu trả lời cho các câu hỏi thường gặp về đạo đức và sinh tồn như là "Tại sao chúng ta lại ở đây"?...

Quan niệm về sự đầu thai, luân hồi cho rằng, một người đã ở sẽ trở lại thế gian này trong một thể xác khác. Điều này gợi đến một sự kết nối giữa những cuộc đời có vẻ không liên quan đến nhau, nhưng sâu sa trong đó là bằng chứng ẩn giấu về sự nối tiếp giữa cuộc đời.

Dù đưa ra rất nhiều bằng chứng chứng minh về hiện tượng đầu thai, luân hồi... nhưng Ian Stevenson nói rằng, lời giải thực sự về những trường hợp này vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ.

 
Theo Trí Thức Trẻ

Lý giải khoa học về sau khi chết "con người" đi về đâu

 

Sau khi bài viết "Lý giải về tiền duyên kiếp trước", một số bạn đọc muốn tòa soạn giải thích rõ hơn về "cuộc sống của con người sau khi chết". Để có thêm những phân tích về vấn đề này, tòa soạn chuyển đến bạn đọc một số lý giải (tuy chưa hẳn đã chính xác - CPLO).

Cho đến nay chưa có bất cứ nghiên cứu khoa học nào chứng minh được đầy đủ tính tồn tại của linh hồn, của địa ngục hay thiên đàng nhưng những lý giải của một số nhà khoa học tâm linh dưới đây cũng phần nào đó cung cấp cho độc giả một góc nhìn.

Chưa đủ cơ sở khoa học về 9 tầng địa ngục

Trả lời câu hỏi về linh hồn của bạn đọc Lê Quốc Thái, ThS Vũ Đức Huynh, chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực này, tác giả của cuốn sách "Nên hiểu cõi siêu thực" cho biết, sự thực sau khi chết con người được lên Niết bàn, Thiên Đàng hay bị đầy xuống địa ngục thì chưa thể chứng minh một cách rõ ràng.

Nhưng dựa trên các căn cứ khoa học sẵn có thì không có Âm ty, Địa phủ, không có địa ngục... ở cái gọi là cõi âm. Đó là các điều mê hoặc kỳ quái của chính con người bày đặt với mục đích hăm dọa con người nên tránh làm điều vô nhân tính, hại đồng loại ở cõi trần, mà phải sống thiện, làm điều có ích cho đời.

ThS Vũ Đức Huynh chỉ ra rằng, theo quan điểm của Đạo Phật, địa ngục là cõi thấp nhất, nơi khủng khiếp nhất trong 10 cõi, cõi thấp nhất là âm ty nơi trừng phạt các tội ác của chúng sinh. Và rằng trong 10 cõi giới thì từ cõi Trời trở xuống là "lục đạo" nên còn chịu cảnh luân hồi truyền kiếp nếu ai đó vẫn phạm sai lầm, tội ác!
Theo kinh "Niết bàn" có rất nhiều địa ngục, có các quan cai quản. Ví dụ, Diêm - Ma - La cai quản 8 ngục lớn; mỗi ngục lớn lại có 16 ngục nhỏ. Như vậy tổng số ngục có tới 128 ngục. Ngoài ra, mỗi ngục có 4 cửa, mỗi cửa còn 4 ngục nhỏ hơn. Điều này cho thấy số ngục ở Âm Ty có tới hàng ngàn

Hơn nữa, những tội vong bị nhốt ngục có thời gian là dài vô tận nếu so sánh với khái niệm thời gian ở cõi trần. Theo "Thập Bát Mê Linh Kinh" thì một ngày ở cõi âm bằng 3.750 năm của cõi trần. Như vậy, nếu một tù vong phải chịu phạt một năm ở cõi âm bằng 3.750 năm của cõi trần.

Cõi âm còn có các loại ngục với cách tính thời gian khác nhau như ở Ngục Thứ Hai một ngày đã bằng 7.500 năm ở cõi trần. Trong khi ở cõi âm có tới 18 tầng địa ngục tính về thời gian giam giữ rất khác nhau. Loài người xuất hiện ở trên Trái Đất - cõi Trần mới khoảng gần triệu năm theo cách tính thời gian của cõi Trần. Vậy cõi âm lấy tội vong ở đâu ra để nhốt tù hàng triệu tỷ năm ở Địa ngục?

Sống thiện để lên cảnh giới cao hơn?

Theo GS.TSKH Đoàn Xuân Mượu, tác giả cuốn sách "Khoa học về vấn đề tâm linh" thì chưa có ai sống lại sau cái chết sinh vật để kể cho chúng ta nghe về tình hình hiện tại của họ. Song loài người đã biết cách lượm lặt thông tin qua những kênh khác nhau để vẽ ra cho mình bức tranh khá đầy đủ của thế giới cõi âm, viễn cảnh của mỗi chúng ta.

Theo các nguồn thông tin đến từ người chết lâm sàng, qua giấc mơ tâm linh, linh cảm và trực giác, qua nhà ngoại cảm, các lạt ma, Thiền sư ở Tây Tạng - một dạng phật giáo phổ cập từ thế kỷ thứ 5 - 6 trước công nguyên chuyên nghiên cứu về cõi âm... thì chết không phải là sự chấm dứt của kiếp sống mà chỉ là một bước, đi từ giai đoạn sống này qua giai đoạn sống khác. Sau khi chết, hồn rời khỏi xác, đi vào đường hầm tối đen, như bị hút vào hay bị đẩy vào. Cuối đường hầm là thế giới ánh sáng với phong cảnh tuyệt đẹp, có vườn hoa, bãi cỏ, sông hồ lấp lánh và nhìn thấy người thân trong gia đình hay bạn bè quá cố.

 giới bên kia, cửa tử được cấu tạo bởi các nguyên tử hết sức thanh nhẹ, nên thích hợp với các vong linh. Những người này sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi ở cõi trần vì ở cõi bên kia có các rung động thanh cao, thuận lợi cho việc trau dồi kiến thức, phát triển khả năng tinh thần.

Tuy nhiên, cõi vô hình không chỉ có 1 mà gồm 7 cảnh giới khác nhau. Sự phân chia sắp xếp các cảnh giới cũng tuân thủ các định luật tự nhiên, tức là nhẹ ở trên, nặng ở dưới. Các nguyên tử nhẹ rung động nhanh hơn các nguyên tử nặng. Tùy theo vía con người thanh cao hay nặng trọc mà sau khi chết sẽ thích hợp với 1 trong 7 cảnh giới. Nói cách khác tùy theo nhân cách, tư tưởng, đạo đức, lối sống của người ta khi sống trên trần gian mà sau khi chết họ đến với cảnh giới tương ứng.

Có sự chết và tái sinh của vong hồn?

ThS Vũ Đức Huynh cho biết, khi một người chết, phần hồn chuyển sang dạng thức thành vong hồn. Từ cấu trúc nửa đậm đặc sang cấu trúc mang hạt hoàn toàn lỏng, loãng, nhẹ. Ở cõi vong, các vong hồn hấp thu năng lượng qua các hạt điện sinh học tự do có trong bao la và các hạt điện sinh học toát ra từ các thức dâng cúng.

Nhờ vào nguồn năng lượng đó, vong hấp thụ và "cứng cáp" dần. Sau một khoảng thời gian, nó mới có thể thực sự hoạt động được ở cõi mới và những thực thể (vong hồn) có đủ năng lượng có thể vượt lên cõi cao hơn tức là cõi Linh vong hay Siêu linh và chính là cõi Niết bàn của Đạo phật và Thiên Đàng của Thiên Chúa Giáo.

Những vong hồn yếu ở cõi vong không những không hấp thu được nguồn năng lượng tự do trong bao la mà còn bị sự va chạm của các sóng điện từ, dòng hạt, gió, từ... phá tan thành các hạt tự do để sẽ bị các hạt tự do trong bao la hấp thụ bởi lực hấp dẫn. Vong hồn ấy có thể gọi là đã "chết". Những vong hồn còn giữ nguyên thể với năng lượng mạnh sẽ chuyển sang dạng thức thực thể ở cõi cao hơn; trường hợp ngoại lệ là trở lại cõi trần để tái sinh...

Đa số các vong hồn tái sinh là những người chết bất đắc kỳ tử, những người có oán hận, những người vương vấn bụi trần... Các vong linh thì rất khó và các siêu linh thì không bao giờ trở lại để tái sinh. Vì các siêu linh đã hoàn thiện trong tiến hóa. Họ không còn ký ức về cõi trần mà có năng lượng siêu lớn nên có năng lực vô biên, có thể có mặt tức thì ở mọi nơi, mọi lúc, biết được mọi chuyện ở cõi trần...

Theo ThS Vũ Đức Huynh, con người muốn đến cõi cao hơn bên ngoài cõi trần phải dày công tu luyện, rèn luyện mọi khía cạnh của nhân tính tốt ở có ở cõi Trần, có như vậy mới "siêu thoát".

Chế độ ẩm thực có ảnh hưởng lớn đến thể vía. Các loại thực phẩm nặng trọc như thịt, cá, rượu và các chất kích thích khác đem vào thể vía các tố chất nặng trọc. Đặc biệt, thể vía là trung tâm của tình cảm, một khi tình cảm trong sạch, vị tha, bắc ái, thì điều đó có nghĩa là các tố chất thanh nhẹ đã được hấp thụ, các chất nặng trọc đã được đào thải. Vì thế, nếu ta ăn uống thanh tịnh, sống lương thiện, chết tự nhiên, thì sau khi lưu lại ở mỗi cảnh giới một thời gian, lớp vỏ bọc bên ngoài ở thể vía tan rã dần. Đến lúc ấy tùy theo các lớp nguyên tử bên trong mà sẽ thích ứng với các cảnh giới khác nhẹ hơn.

* Tin liên quan: >>> Lý giải về "tình duyên kiếp trước"

Theo Xuân Hoài - KTO

1 Giây Trước Khi Chết Con Người Rút Cuộc là Sẽ Nhìn Thấy gì? 10 Thể Nghiệm Thần Kỳ Nhất

Tiến sĩ Raymond Moody, nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ đã nghiên cứu 150 trường hợp trải qua trạng thái “chết lâm sàng” sau đó hồi sinh trở lại. Sau khi tập hợp những nghiên cứu trong vài thập kỷ ông đã xuất bản cuốn “Hồi ức về cái chết” nhằm giúp con người vạch ra chân tướng của cái chết. Có một sự tương đồng không thể xem nhẹ trong lời kể của những người đã “trải nghiệm cận kề cái chết” này, đại khái có thể quy về mười điểm sau:

1. Biết rõ về tin mình sẽ chết – Họ tự mình nghe thấy bác sĩ hoặc người khác có mặt tại nơi đó tuyên bố rõ ràng về cái chết của mình. Anh ấy sẽ cảm thấy cơ thể trở nên yếu ớt đến cùng cực.

2. Trải nghiệm niềm vui – ” Trải nghiệm cận kề cái chết ” ban đầu sẽ có cảm giác yên bình và thanh thản, khiến con người thấy vui sướng. Đầu tiên sẽ cảm thấy đau, nhưng nỗi đau này chỉ lóe lên rồi qua đi, sau đó sẽ thấy mình lơ lửng trong một không gian tăm tối, một cảm giác dễ chịu mà chưa từng được trải nghiệm bao bọc lấy anh.

3, Âm thanh kỳ lạ – Khi “sắp chết”, hoặc lúc “chết đi” khi có một âm thanh kỳ lạ bay tới. Một phụ nữ trẻ cho biết cô nghe đã thấy một giai điệu giống như một khúc nhạc và đó là một khúc nhạc tuyệt vời.

4, Tiến nhập vào lỗ đen – Có người phản ánh rằng họ cảm giác bất ngờ bị kéo vào một không gian tối. Họ bắt đầu có cảm giác, giống như một khối hình trụ không có không khí, cảm giác như một vùng quá độ, vừa là đời này, vừa là một nơi xa lạ nào khác.

5, Linh hồn thoát xác – Chợt thấy mình đang đứng ở một nơi nào đó ngoài cơ thể mình, quan sát cái vỏ thân người của mình. Một người đàn ông chết đuối nhớ lại anh đã tự mình rời khỏi cơ thể, đơn độc trong một không gian, thấy mình tựa giống một chiếc lông.

6. Ngôn ngữ bị hạn chế  – Họ dùng hết sức mình để nói cho người khác biết hoàn cảnh khó khăn của mình nhưng không ai nghe thấy lời họ nói. Một người phụ nữ nói rằng: Tôi đã cố gắng nói chuyện với họ, nhưng không ai có thể nghe thấy.

7, Thời gian như biến mất – Trong trạng thái thoát xác, cảm giác về thời gian như biến mất. Có người hồi tưởng lại rằng trong khoảng thời gian đó anh đã từng ra vào cơ thể mình rất nhiều lần.

8. Các giác quan vô cùng nhạy cảm – Thị giác và thính giác nhạy cảm hơn trước. Một người đàn ông nói rằng ông chưa bao giờ nhìn rõ đến như vậy. Trình độ thị lực đã được nâng cao đáng kinh ngạc.

9. “Người” khác đến đón – Lúc đó xung quanh xuất hiện một người “Người” khác. “Người” này hoặc là tới giúp họ quá độ tới đất nước của người chết một cách bình yên, hoặc là tới nói với họ rằng hồi chuông báo tử vẫn chưa vang lên, cần quay về trước đợi thêm một thời gian nữa.

10. Nhìn lại kiếp nhân sinh – Lúc này người trong cuộc sẽ nhìn lại toàn cảnh bức tranh cuộc sống đời mình. Khi bản thân họ mô tả lại thời gian ngắn ngủi giống như “cảnh nọ nối tiếp cảnh kia, chuyển động theo trật tự thời gian các sự việc xảy ra, thậm chí các bức ảnh nối tiếp nhau, một vài cảm giác và cảm xúc đều như được thể nghiệm lại một lần nữa.

• A • Raymond Moody là một học giả và  khoa học gia nổi tiếng thế giới, ông lần lượt giành được hai học vị tiến sĩ về triết học và y học. Ông nghiên cứu sâu về lý luận học, logic học  và ngôn ngữ học, sau đó ông lại chuyển hướng đam mê sang nghiên cứu  y học, và  quyết tâm trở thành một học giả về bệnh tâm thần. Trong khoảng thời gian này ông chú ý đến hiện tượng về trải nghiệm cận kề cái chết, sau đó ông bắt đầu thu thập dữ liệu cho công trình  nghiên cứu, cuốn “Hồi ức về cái chết ” chính là kết quả mấy chục năm miệt mài nghiên cứu của ông.

Từ khi cuốn sách “Hồi ức về cái chết” ra mắt từ năm 1975, nó đã đạt mức doanh thu kỷ lục toàn cầu với hơn 100 triệu bản, chỉ riêng tại Đài Loan đã tiêu thụ 13 triệu bản và được biết đến như một siêu phẩm bán chạy nhất. Cuốn sách đã thay đổi khái niệm về sự sống và cái chết của những người bình thường, đưa nghiên cứu “Trải nghiệm cận kề cái chết” vào một bước ngoặc mới, chính thức xâm nhập vào tầm nhìn giới y học phương Tây chủ lưu.

Nhằm khích lệ thành quả nghiên cứu khoa học nhiều năm qua và nỗ lực không mệt mỏi cho việc phổ cập công việc, năm 1988 ông đã được trao ” Giải thưởng chủ nghĩa nhân đạo Thế giới ” tại Đan Mạch.

Một bác sĩ sau khi chết linh hồn đã thấy gì trong 9 phút và hồi sinh


Thủy Nguyên dịch


 
Trải nghiệm ở bên ngoài thân xác (OBE) và trải nghiệm cận tử (NDE) đã được biết đến từ lâu và vẫn bị tranh cãi, đơn giản bởi giới khoa học chủ lưu không tin là có linh hồn. Tuy nhiên, thật thú vị khi nghe một bác sỹ hàng đầu thế giới nói về trải nghiệm OBE và NDE của chính mình.
 
Giáo sư Bác sỹ George G. Ritchie (25/9/1923 – 29/10/2007) từng là chủ tịch của Học viện Trị liệu đa khoa Richmond, từng là trưởng khoa Tâm thần học củaBệnh viện Towers, người sáng lập và và chủ tịch Liên Đoàn Thanh niên Thế giới (Universal Youth Corps, inc) trong gần 20 năm.

Năm 1967, ông làm bác sỹ tư ở Richmond, và vào năm 1983 ông chuyển đến Anniston, Alabama làm trưởng khoa Tâm thần học tại Trung tâm y tế khu vực Đông Bắc Alabama, Hoa Kỳ. Ông trở về Richmond vào năm 1986 để tiếp tục làm bác sỹ tư cho đến khi nghỉ ngơi vào năm 1992.

Vào tháng 12/1943, George Ritchie đã chết trong một bệnh viện quân đội ở tuổi 20 vì bệnh viêm phổi và đã được đưa vào nhà xác. Nhưng kỳ diệu thay, 9 phút sau ông sống trở lại, và kể về những điều đáng kinh ngạc mà ông đã chứng kiến khi trong trạng thái ở bên ngoài thân xác. Ritchie đã viết về Trải nghiệm cận tử (NDE) của ông trong cuốn sách "Trở lại từ ngày mai", đồng tác giả với Elizabeth Sherrill, xuất bản lần đầu năm 1978. Cuốn sách đã được dịch sang 9 thứ tiếng khác nhau.

Bác sĩ George Ritchie đã kể lại rất chi tiết những gì mà mình đã trải qua trong suốt khoảng thời gian ông chết.

  

Đó là đầu tháng 12/1943, khi Ritchie được chuyển tới một bệnh viện tại trạiBarkeley, Texas , Hoa Kỳ để điều trị bệnh viêm phổi. Ông không biết là mình bệnh nặng tới mức nào. Ông luôn chỉ nghĩ tới việc bình phục cho mau mà lên xe lửa tớiRichmond, Virginia để nhập học trường y trong chương trình đào tạo bác sỹ quân y của quân đội. Theo hẹn, vào lúc 4 giờ sáng ngày 20/12, xe quân đội sẽ đến đưa ông ra nhà ga để tới trường.

Trái với mong muốn của ông, bệnh tình của ông không thuyên giảm. Vào đêm 19/12/1943, bệnh của Ritchie trở nặng. Ông bắt đầu sốt và ho liên tục. Ông lấy gối bịt miệng lại để đỡ làm ồn. 3 giờ sáng ngày 20, Ritchie cố gắng đứng dậy và thay quần áo đợi xe đến. Nhưng ông đã không thể làm được, và bất tỉnh sau đó.

"Khi tôi mở mắt ra, tôi thấy mình đang nằm trong một căn phòng mà tôi chưa từng thấy bao giờ. Một ngọn lửa nhỏ cháy trong một ngọn đèn ở bên cạnh. Tôi nằm đó một lúc, cố gắng nhớ lại là mình đang ở đâu. Thình lình tôi ngồi bật dậy. Xe lửa ! Mình trễ chuyến tàu mất !

Giờ đây tôi biết rằng những gì mình sắp mô tả sẽ nghe rất lạ thường... tất cả những gì tôi có thể làm là kể lại những sự kiện đêm đó đúng như chúng đã xảy ra. Tôi nhảy ra khỏi giường và tìm bộ đồng phục của tôi khắp phòng. Không có trên thành giường : tôi dừng lại, nhìn chằm chằm. Một người nào đó đang nằm trên cái giường mà tôi vừa mới rời khỏi.

  

Tôi bước lại gần gường trong ánh sáng lờ mờ, rồi lùi lại. Anh ta đã chết. Hàm răng khép hờ, làn da màu xám thật kinh khủng. Rồi tôi nhìn thấy chiếc nhẫn. Trên bàn tay trái của anh ta là chiếc nhẫn của hội sinh viên Phi Gamma Delta mà tôi đã đeo trong suốt hai năm qua.

 

 

Tôi chạy vào đại sảnh, mong muốn thoát khỏi căn phòng bí ẩn đó. Richmond, đó là điều quan trọng nhất – tới Richmond. Tôi bắt đầu xuống đại sảnh để ra cửa bên ngoài. "Coi chừng !" Tôi hét lên với một người phục vụ trong bệnh viện mà đang rẽ quay sang chỗ tôi. Anh ta dường như không nghe thấy, và một giây sau anh ta đã đi ngang qua chỗ tôi đứng như thể tôi không có ở đó.

 
Thật lạ lùng. Tôi tới chỗ cánh cửa, đi xuyên qua và phát hiện ra là mình đang tiến về Richmond rất nhanh trong bóng tối bên ngoài. Đang chạy ư ? Đang bay ư? Tôi chỉ biết rằng mặt đất tối tăm đang trượt qua trong khi những ý nghĩ khác chiếm lấy tâm trí tôi, những suy nghĩ đáng sợ và khó hiểu. Người phục vụ đã không nhìn thấy mình. Nếu mọi người tại trường y cũng không thể nhìn thấy mình thì sao ?

Tôi thấy một con sông rộng, rồi thấy cây cầu dài bắc qua sông để vào một thành phố. Tôi thấy một tiệm giải khát, quán bia và một quán cà phê. Tại đây tôi đã gặp một vài người và hỏi họ tên đường và tên thành phố nhưng chẳng có ai thấy và đáp lời tôi cả. Tôi nhiều lần đập tay lên vai một người khi hỏi nhưng tay tôi như chạm vào khoảng không. Đó là một người có gương mặt tròn và cằm có sợi râu dài. Sau đó tôi đi đến bên một người thợ điện đang loay hoay quấn dây điện thoại vào một bánh xe lớn.

Vô cùng bối rối, tôi dừng lại bên một buồng điện thoại và đặt tay tôi lên sợi dây điện thoại. Ít ra thì sợi dây nằm đó, nhưng bàn tay tôi không thể chạm vào nó. Tôi nhận thấy một điều rõ ràng: tôi đã mất đi xác thân của mình, cái bàn tay mà có thể cầm được sợi dây kia, cái thân thể mà người ta nhìn thấy.

Tôi cũng bắt đầu hiểu ra rằng cái xác trên chiếc giường đó chính là của tôi, không thể hiểu sao lại tách ra khỏi tôi, và việc mà tôi phải làm là phải trở về nhập lại vào nó càng nhanh càng tốt.

Việc tìm đường quay lại khu căn cứ và bệnh viện không có gì khó khăn. Thực sự tôi hầu như trở lại đó ngay tức khắc khi tôi nghĩ đến nó. Nhưng căn phòng nhỏ mà tôi đã rời đi thì ở đâu ? Thế là tôi bắt đầu một trong những cuộc tìm kiếm kỳ lạ nhất đời: cuộc tìm kiếm chính mình. Khi tôi chạy từ khu này sang khu khác, đi qua hết phòng này sang phòng khác lúc các bệnh binh đang ngủ – những người lính đều trạc tuổi tôi, tôi nhận ra rằng chúng ta lạ lẫm với chính khuôn mặt của mình như thế nào. Mấy lần tôi dừng lại bên một người mà tôi cứ ngỡ là mình. Nhưng chiếc nhẫn Hội sinh viên không có, và tôi lại vội tìm.

Cuối cùng tôi đi vào một gian phòng nhỏ với ánh sáng lờ mờ. Một tấm khăn trải đã được kéo phủ lên xác người trên giường, nhưng đôi cánh tay của người đó nằm dọc ở bên ngoài. Chiếc nhẫn tôi tìm nằm trên bàn tay trái của thân xác ấy.

Tôi đã cố kéo tấm vải ra nhưng không thể nắm được nó. Và lúc đó là lần đầu tiên tôi nghĩ điều mà đã xảy ra với mình, chính là cái mà nhân loại vẫn gọi là "cái chết".

Trong thời khắc tuyệt vọng nhất ấy, căn phòng bỗng sáng rực rỡ, một thứ ánh sáng lạ lùng tôi chưa từng thấy bao giờ, và tôi như bị lôi cuốn theo nguồn ánh sáng ấy. Tôi đã trông thấy những quang cảnh mà từ khi sinh ra cho đến bây giờ tôi chưa bao giờ được thấy, những cảnh trí mà tôi nghĩ rằng chỉ có ở thế giới bên kia, và tôi không nhìn được rõ các sinh linh ở đó. Có vùng tối tăm u ám, có vùng lại chan hòa ánh sáng vô cùng tươi đẹp với các sinh linh trông như những thiên thần.

Sau đó đột ngột vầng sáng giảm dần, tôi muốn quay về. Trong phút chốc tôi lại thấy những căn phòng, những thân xác bất động trên giường. Tôi tiến tới chiếc giường của thân xác mình. Tôi như bị cuốn hút vào cái thân xác đó. Rồi, từ từ cử động các ngón tay, cuối cùng tôi mở mắt ra. Một lúc sau, một bác sĩ và cô y tá đã ở trước mắt tôi, nét mặt rạng rỡ. Vậy là tôi đã sống lại, đã thật sự hồi sinh..."

Thời đó, thuốc penicilline chưa được phát minh nên việc chữa trị bệnh sưng phổi vô cùng khó khăn, 90 phần trăm người bệnh khó thoát khỏi lưỡi hái của tử thần. Vào buổi sáng ngày 20/12/1943 các bác sĩ ở bệnh viện đã xác nhận rằng George Ritchie đã chết nên người ta chuyển xác ông đến nhà quàn. Tại đây một số thủ tục giấy tờ, giấy khai tử và thủ tục chuẩn bị đưa người chết vào quan tài đã được tiến hành, và người ta chuẩn bị thông báo đi các nơi rằng George Ritchie đã chết. Không ai có thể tưởng tượng được, Ritchie sống lại và mang theo câu chuyện diệu kỳ mà ông trải nghiệm trong giây phút trái tim đã ngừng đập, khi mà mọi dấu hiệu của sự sống không còn.
 
Những điều George Ritchie kể lại sau khi sống dậy đã làm các bác sĩ trong bệnh viện kinh ngạc. Điều kỳ lạ đáng lưu ý là những gì Ritchie đã kể và ghi chép lại trong tập nhật ký trong 9 phút chết đó về sau đều được chứng minh là có thực.
 
 
Một năm sau, Ritchie trở về trại Barkeley và được gởi sang Âu Châu để phục vụ tại một bệnh viện quân y. Trên đường xe đã chở Ritchie đi ngang qua thành phố mà một năm trước trong khi bị coi là đã chết, Ritchie đã tới. Tiệm bán bia, tiệm cà phê, cây cầu dài bắc qua sông, những con đường, những bảng hiệu, cả cái buồng điện thoại năm xưa... tất cả đều có thật trong thực tế. Đó là thành phố Vicksburgthuộc tiểu bang Mississipi, nơi mà chưa bao giờ George Ritchie đặt chân đến.
George Ritchie sau này trở thành Viện trưởng Viện tâm thần học ở Charlotsville, bang Virginia Hoa Kỳ, và suốt đời ông không thể nào quên rằng mình đã có lần chết đi sống lại, cũng như không thể nào quên các cảnh giới lạ lùng ở bên kia cửa tử.

 

 

 
Giáo sư Bác sỹ George G. Ritchie mất vào ngày 29/10/2007 tại nhà riêng ởIrvington , Virginia , Hoa Kỳ, hưởng thọ 84 tuổi.
"Cái chết chẳng qua là một ô cửa, là một cái gì đó mà bạn bước qua" – George Ritchie nói.

Cuộc sống sau khi chết

 

HT. THÍCH TRÍ QUẢNG

 

     Sau khi chết, tức bỏ xác thân này, chúng ta có đời sống thế nào. Câu hỏi này từ khi loài người xuất hiện cho đến ngày nay chưa giải đáp được. Ngay như Đức Phật được hỏi câu này, Ngài cũng không trả lời dứt khoát và Ngài đưa ra ví dụ có người bị thương thì phải lo chữa vết thương, không cần điều tra vết thương gây ra bởi ai và từ đâu mà có. Không phải Phật không trả lời được, nhưng Ngài nhận thấy có trả lời, người ta cũng không hiểu và không chấp nhận được, nên Ngài không nói.

     Thắc mắc này có từ khởi đầu của loài người, nhưng các tôn giáo đều giải thích rằng con người là sản phẩm của Thượng đế, thì sau khi chết, quyền định đoạt của Thượng đế cho người ta lên thiên đường hay xuống hỏa ngục. Đó là quan niệm của các tôn giáo nhất thần công nhận có đời sau như vậy. Nhưng triết học không chấp nhận quan niệm này, vì nếu loài người là sản phẩm của Thượng đế, thì Thượng đế có thật sự là người tốt hay không, vì người tốt thì không làm việc xấu. Tại sao Thượng đế lại tạo ra người xấu và tại sao Ngài lại tạo ra người hung ác, giả dối và nếu người này chống lại Thượng đế thì họ bị Thượng đế đưa vào hỏa ngục. Vì vậy, triết học khó chấp nhận Thượng đế. Từ đó mới sanh ra tư tưởng hoài nghi và tiếp theo có thuyết tiến hóa chịu ảnh hưởng của vật chất nhiều hơn, theo đó con người phát xuất từ đơn bào tiến lên đa bào, có rong rêu, tiến lên khỉ vượn và thành con người.

     Thuyết tiến hóa và thuyết tạo hóa mâu thuẫn với nhau, không chấp nhận nhau. Thái độ của người học Phật quan trọng là phải thực tập pháp tu mà chư Phật và Hiền thánh đã thực tập và đạt được trí tuệ. Khi chúng ta có tuệ giác, sẽ nhìn được sự thật. Vì vậy, chúng ta phải chữa cho sáng mắt mới thấy; nói cách khác, chúng ta còn sống mà nói về đời sống sau khi chết cũng khó đúng, khó tin. Cho nên kinh Pháp hoadiễn tả có một vị Đạo sư đối với người mù từ thuở nhỏ là bị mù trước chân lý mà có giải thích về việc ta từ đâu tới và chết về đâu thì họ cũng không nghe. Đạo sư mới lên núi Tuyết tìm bốn thứ cỏ thuốc để chữa cho họ sáng mắt, thấy được màu sắc và sự vật. Như vậy, quan trọng của đạo Phật là phải tu và chứng để thấy, không phải nói suông. Đạo Phật chủ trương ít nói, nhưng thực tập để có kết quả đúng đắn, tức mời ta ăn, không phải giới thiệu món ăn.

     Bốn cỏ thuốc là Tứ Thánh đế nếu thực tập sẽ diệt được phiền não, nghiệp chướng, trần lao, thì sáng mắt trước chân lý, là thấy ta từ đâu đến đây và chết về đâu. Vì vậy, đến với đạo Phật là đến để thấy, để thực tập. Các Thánh đệ tử thực tập Tứ Thánh đế có kết quả từng phần khác nhau, từ quả vị Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, đến A-la-hán. Quả vị A-la-hán là của người sáng mắt thấy được chân lý là thấy ta từ đâu sanh lại đây và chết về đâu. Nhưng đến đây, Phật dạy đi xa thêm là kinh Pháp hoa diễn tả rằng người sáng mắt thấy biết tất cả rồi, thì Đạo sư bảo rằng anh không thấy sự vật bị ngăn cách bởi vách và không thấy sự vật ở xa. Vì vậy, phải thực tập pháp tu Đại thừa là tu Bồ-tát đạo từ Thập tín, Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng cho đến Thập địa, mới thấy chính xác; còn trước kia chỉ thấy một phần mà thôi.

     Lên Bồ-tát Thập địa thấy toàn diện việc của mình và mối quan hệ của mình; nhưng việc của người và sự quan hệ của người thì chỉ Phật mới thấy tất cả chúng sinh, Ngài mới thọ ký được. Nói như vậy, chúng ta mới có khái niệm về cuộc sống sau khi chết là ta từ đâu tới, sống bao lâu chết và tái sanh ở đâu. Mạng sống của chúng ta có giới hạn trong một khoảnh khắc của sự sống, nếu dài lắm sống được một trăm năm, nhưng cũng là một khoảnh khắc.

     Căn cứ vào lời Phật dạy và Thánh chúng, chúng ta kiểm tra lại, các Ngài đắc đạo muốn diễn tả hiểu biết cho đời sau, để lại sách nói về cuộc sống sau khi chết. Tôi đọc các sách này thấy mỗi vị có cái thấy một góc; cho nên tổng hợp tất cả cái thấy của các Ngài để chúng ta quan sát, phân tích, tìm hiểu, chúng ta có được cái thấy thực của mình. Nếu đứng trên quan điểm này, chúng ta có thể tạm trả lời chúng ta từ đâu tới, ta là gì và chết về đâu là ba điều mà tôi nghĩ tự trả lời cho mình được, không ai trả lời thay được.

     Thật vậy, mỗi người có điểm phát xuất và điểm tới khác nhau. Căn cứ vào lời Phật dạy và những người đi trước, chúng ta nhận ra được điều này, vì sách của các Ngài cho thấy các Ngài có điểm phát xuất khác và điểm đến khác. Tương tự như vậy, chúng ta tìm điểm đến của chúng ta.

          Chúng ta nhớ Phật dạy rằng:

          Dục tri tiền thế nhân

          Kim sanh thọ giả thị

          Yếu tri lai thế quả

          Kim sanh tác giả thị.

     Nghĩa là muốn biết đời trước thì hãy nhìn cái quả hiện tại của mình và muốn biết đời sau như thế nào, hãy xem cái nhân hiện tại của mình. Nói cách khác, những gì chúng ta có do chúng ta tự tạo, không phải do Thượng đế tạo. Ta tạo việc quá khứ, nay chúng ta hưởng quả hiện tại. Ta tạo việc hiện tại, tương lai sẽ hưởng quả đó. Nhân quả không khác được, nhưng phải có đủ duyên thì kết quả sớm; còn thiếu duyên thì kết quả chậm; nhưng sớm muộn gì cũng phải thành quả.

     Riêng tôi, thấy được đời sống của mình, vì sáu mươi lăm năm trước, tôi sớm nhận ra giáo lý Phật, mới bỏ tục xuất gia và trải qua hơn sáu mươi năm tu học, kết thành quả là Pháp sư. Không có hơn sáu mươi năm học đạo, tôi không có thành quả ngày nay. Như vậy, tôi biết gần là hơn sáu mươi năm tu kết thành quả này. Muốn biết xa hơn sáu mươi năm trước, tại sao tôi tu, thì có thể nói tôi gặp thắng duyên thúc đẩy đi tu sớm vì tôi có một người chú tu tại gia. Khi người bạn đời của ông mất, ông tụng kinh cầu siêu cho vợ. Tôi đến ở trọ nhà ông, nghe ông tụng kinh chữ Nho mà tôi thuộc. Chú mới bảo rằng tôi chỉ nghe kinh vài lần mà thuộc là điều lạ, như vậy tôi có căn tu, nếu không đi tu thì uổng. Tôi đồng ý liền và ông lấy dao cạo tóc cho tôi liền lúc đó.

     Ngoài ra, tôi cũng được Hòa thượng Đạt Vương cho một bộ kinh Pháp hoa bằng chữ Nho lúc tôi mới 12 tuổi, làm sao đọc được. Nhưng nghe tên kinh, tự nhiên tôi cảm thấy thân quen. Từ những điều này, tôi truy ra đời trước mình đã tu, nên đời này sanh lại, gặp thầy hiền bạn tốt khai ngộ, tôi mới phát tâm xuất gia và tiến tu được. Từ những sự kiện thực tế như vậy, tôi rất tin luật Nhân quả của Phật và nhân duyên tu hành của tôi.

     Trên bước đường tu có nhiều khó khăn nguy hiểm, nhưng quan trọng là tôi gặp được các thiện tri thức trong và ngoài nước, giúp cho tầm nhìn của tôi mở lần, hoài nghi được tháo gỡ và tâm trí sáng lên. Vì vậy, tôi truy nguyên ra đời trước mình đã tu, nên đời này mới được gặp thiện tri thức và phát tâm tu, nghĩa là thấy quả hiện tại mà đoán được cái nhân quá khứ, tức trả lời được ta từ đâu tới.

     Khi sang Nhật Bản tu học, đến chùa Tổng Trì, tôi thấy rất quen. Tôi có ấn tượng đời trước mình là tu sĩ Nhật Bản, nay sanh lại Việt Nam, nên tôi học tiếng Nhật rất nhanh, chỉ học ba tháng mà đủ khả năng thi vào đại học. Người Nhật cũng nói đời trước tôi là người Nhật. Tôi gặp một ông thầy người Nhật rất quý người Việt Nam. Ông này đã từng phản đối chính phủ Diệm bằng cách tuyệt thực trước Tòa Đại sứ Việt Nam. Tôi nói thầy này đời trước là tu sĩ Việt Nam, nhưng nay sanh lại Nhật Bản, nên rất có cảm tình với người Việt Nam. Hoặc các nhà sư Tây Tạng đến chùa nào cũng biết họ đã từng ở đó, hay gặp mặt người thì nhận biết được là bạn đồng tu đời trước.

     Một vị Hòa thượng Nhật nói một câu đơn giản, nhưng có ý nghĩa đối với tôi, ông nói đời trước chúng ta đã từng gặp nhau ở hội Linh Sơn của Phật, nên đời này mới gặp lại tự nhiên thấy thương quý nhau. Riêng tôi trên bước đường tu có sự gắn bó mật thiết với Giáo hội, với Tăng-già nhiều hơn là gắn bó với gia đình. Tình cảm tôi dành cho Giáo hội bằng cả cuộc đời mình.

     Người bạn nói linh sơn cốt nhục là đời trước xa xưa từng tu với nhau thì đời này mới gặp lại quý mến nhau, dù mang thân tứ đại ngũ uẩn, nhưng không bị tứ đại ngũ uẩn chi phối và xem tình cảm thế gian rất nhẹ, nhưng tình đạo thì sâu nặng. Một số bạn tôi tu hành, nhưng căn lành yếu, nên tình đạo không có, đối với Giáo hội không thân thiết, đối với giáo lý không chuyên tâm, thì họ chỉ là người mới phát tâm tu, nên tình đời còn nặng.

     Quan sát những việc của đời này để thấy được nhân lành và nghiệp ác của từng người ở đời trước. Nghiệp ác nặng, có tu cũng bị kéo ra. Căn lành lớn thì gặp khó cũng vượt được. Vì vậy, ta tiếp xúc với bạn mà nhìn nhau kính trọng được thì phải hiểu là bạn thân đời trước rồi, dù mới gặp lần đầu. Nhưng cũng có người mới gặp mà thấy khó chịu thì biết họ từng là đối thủ với ta ở kiếp trước, nên trái đất tròn gặp lại, ta không làm mất lòng họ, nhưng họ luôn kiếm chuyện với ta. Điển hình như Phật nói rằng Đề Bà Đạt Đa không chỉ gây khó khăn cho Phật trong kiếp này mà từ kiếp quá khứ đã như vậy và trong tương lai cũng sẽ tiếp tục như vậy.

     Tôi thường lấy lời Phật dạy quan sát thế gian để nhận biết ai là người bạn đồng tu đời trước, ai là người chống đối đời trước và ai là người vô thưởng vô phạt. Quá khứ đã là bạn thì phải trân trọng để làm cho tình bạn tốt thêm. Nếu không làm như vậy, mà lợi dụng bạn, thì sẽ biến bạn thân thành người chống đối. Thực tế cho thấy có người được nhiều bạn giúp đỡ nên sự nghiệp, nhưng họ được rồi lại cư xử làm mất tình bạn và họ chết trong cô đơn, tuyệt vọng, chắc chắn đi vào đường ác. Phước báo đời trước họ có, nhưng lại đem thí cho danh vọng hão huyền, khiến họ mất tất cả và biến bạn thành thù.

     Đối với tôi, những người bạn tốt, tôi rất trân trọng, vì trên bước đường tu ta rất cần thầy hiền bạn tốt; vì không có họ, ta khó đi lên. Bạn tốt là vốn quý cho chúng ta trên bước đường thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh. Tôi gọi đó là pháp lữ Đại thừa đồng hành đồng sự. Cầu mong kiếp sau gặp lại chia sẻ kinh nghiệm tu hành.

     Hạng thứ hai tôi gọi là bạn đối lập. Ta làm gì, họ cũng tìm cách chống phá, chắc chắn ai cũng gặp loại bạn này. Tôi thường nghĩ vì ta từng chống họ trong quá khứ, nên quả này gặp lại nhất định phải trả. Có vị thiền sư đắc đạo thấy nhân quả quá khứ, nên có người đến định giết ông. Thiền sư chuẩn bị sẵn túi bạc và nói với họ rằng ông thiếu tiền, chứ không thiếu mạng. Họ không giết nữa và lấy tiền rồi đi. Một vị thiền sư khác biết mình thiếu mạng, nên sẽ có người nhất định đến đòi mạng. Ông mới nói với đệ tử rằng sau này thầy sẽ bị giết, không nên thắc mắc.

     Người đắc đạo thì thấy được đời trước của mình. Phải có trí tuệ để biết được bạn tốt hay không tốt để xử sự cho đúng. Nếu nhận được đây là quả phải trả thì trả và lợi dụng quả này để làm nhân tốt cho đời sau, khác với người đời ăn mà không muốn trả. Thật vậy, hành Bồ-tát đạo, có trí tuệ, gặp chủ nợ ta mừng quá, trả cho hết, mạng này có trong khoảnh khắc giữ làm gì, vì Bồ-tát sống với sinh mạng vô cùng; nhưng tìm thời điểm trả cho có ý nghĩa. Đương nhiên đời này ta không thiếu nợ, nhưng đời trước ta thiếu. Thiếu nợ mạng sống, hay thiếu nợ lời ăn tiếng nói, hoặc thiếu nợ tiền. Phải biết lợi dụng sự mắc nợ này mà ta thanh toán cho có ý nghĩa, sử dụng mạng sống này mà làm cho cái nhân đời sau được tốt, tức chết thế nào để trở thành bất tử. Điển hình như Bồ-tát Quảng Đức tụng kinh Pháp hoa suốt 49 năm và Ngài chọn đúng thời điểm tự thiêu để trở thành người bất tử. Các bậc Thánh có trí tuệ thì xử sự như vậy, không biết thì sống rồi cũng chết như cỏ cây, chẳng ai nhớ đến.

     Nợ cũ chúng ta trả và tạo được nhân mới tốt đẹp cho đời sau, gọi là chuyển khổ duyên nhi thành lạc cụ, sái nhiệt não nhi đắc thanh lương; đó là đặc sắc của Đại thừa, là Niết-bàn tự tâm. Người bị hệ lụy vật chất nhiều làm cho tâm họ khổ, nhưng đệ tử Phật thì luyện tập cho được "Thân thọ hình mà tâm không thọ hình”. Phật dạy rằng chúng sinh thân chưa thọ khổ mà tâm họ đã khổ. Còn Bồ-tát thì thân thọ khổ, mà tâm không khổ, cho đến các Ngài viên tịch cũng không biết. Thật vậy, Bồ-tát Quảng Đức ngồi trong lửa một cách yên tĩnh vì tâm thức Ngài không thấy nóng. Vì thói quen của tâm thức chúng ta là lửa nóng, nên chúng ta cảm thấy nóng. Tôi có kinh nghiệm này, một lần ngủ, tôi nằm mơ thấy bị rớt trong lò lửa, mới hoảng hốt, tưởng mình bị chết cháy rồi, nhưng sao lúc đó, tâm thức tôi thấy không nóng là tâm thức có thể vào lửa không bị nóng, còn thân vật chất thì vẫn bị đốt. Bồ-tát Quảng Đức trải qua một tuần lễ không ăn, tôi biết rằng Ngài đang sống với tâm thức, cho nên không cảm thấy đói.

     Người chưa đói, nhưng tâm thức đói là chắc chắn đi vào ngạ quỷ. Người bị béo phì, lượng mỡ dự trữ còn nhiều, nhưng vẫn thích ăn là tâm thức ăn. Biết luyện tập tâm thức không thích ăn thì nhịn được. Con lạc đà sống trong sa mạc, trữ lượng nước của nó còn, nên không khát nước. Con gấu tuyết sống 6 tháng không ăn vì lượng dinh dưỡng dự trữ còn. Nó ngủ là nó không có ý thức ăn thì nó không có cảm giác đói. Ta cũng thế, Phật giáo gọi là Thiền thực. Người tu Thiền ăn một bữa, hay vài ngày ăn một bữa cũng sống và cảm giác đói không có, cho đến ý thức vui buồn cũng hết là họ sống với tuệ giác. Tâm thức giúp chúng ta hình dung ra cuộc sống đời sau của mình.

     Chúng ta phải tìm được pháp môn tu và sống với pháp môn đó thì không bị phiền não quấy rầy, không bị ảnh hưởng của thiên nhiên. Các vị Thánh La-hán đạt được như vậy. Tới đó, tự trả lời được chúng ta sau khi chết về đâu, về thiên đường, về Cực lạc, hay về Niết-bàn. Còn lòng nuôi dưỡng mầm mống hận thù, ham muốn chất chứa, chúng ta phải đi vào thế giới ham muốn, hận thù để trả vay muôn kiếp.

     Muốn biết sau khi chết về đâu, mỗi người thể nghiệm pháp Phật sẽ biết. Cầu mong quý vị sáng tâm để thấy được cõi đi về của mình.
Nguồn intenet

 

Tiện ích Bambu
Tin liên quan
Bạn cần tìm kiếm?
Advert Advert2 Advert3
TextLink
BAO LA VẠN SỰ

Mobile: 0913 290 384  /  Email: tranngockiem57@gmail.com hoặc tuvan@phuclaithanh.com

Copyright © 2014   BaoLaVanSu. Thiết kế và phát triển bởi Bambu®