tư vấn bao la vạn sự

Nuôi dạy Trẻ em theo Lý số - Phong thủy - Chuyên gia: Trần Thị Minh Phúc

Where you can buy Louis Vuitton Replica :

hermes evelyne replica fake louis vuitton tas kopen replica Louis Vuitton supreme Backpack louis vuitton backpack replica zaino louis vuitton falso replica louis vuitton hobo fake chanel wallet louis vuitton shoes replica gucci replica 1:1 replica chanel wallet louis vuitton district pm replica louis vuitton wallet replica hermes belt replica replica lv australia replica goyard replica goyard Louis Vuitton wallet replica fake lv man bag chanel backpack replica louis vuitton messenger bag replica louboutin pas cher louboutin pas cher chanel bag replica louis vuitton imitazioni hermes belt replica gucci replica replica Louis Vuitton shoes louis vuitton district pm replica Replica Fendi Backpacks borse false louis vuitton napoli replica louis vuitton wallet 1:1 replica cartier love bracelet louis vuitton tasche gefalscht kaufen replica louboutin cartier love bracelet replica Borse Louis Vuitton false dove trovarl louboutin pas cher Louis Vuitton Replica replica goyard dior tasche replica chanel imitazioni perfette van cleef replicaa replica gucci shoes cartier schmuck replica deutschland borse gucci imitazioni Louis Vuitton Taschen replica chanel shoes replica handbags replica Australia cartier love imitazione zaino louis vuitton falso

CON HỌC TRƯỜNG NÀO?

Cập nhật : 08/05/2018
*Giáo dục ở trường được gọi là nền giáo dục phổ thông - phổ cập. Theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học do Giáo sư Hoàng Tuệ làm chủ biên, định nghĩa "phổ thông" như sau: (là tính từ) Có tính chất thông thường, phổ biến
 May quá đọc được bài của cô viết. Bây giờ mình đỡ phải đau đầu về việc chọn trường cho con, lại có thêm động lực để đồng hành và định hướng cho con trong 15 năm thụ hưởng "nền giáo dục phổ cập". 😁
 

Hồ Thị Hải Âu đang ở cùng với Nam Le Hoai.

CON HỌC TRƯỜNG NÀO? 
CHA MẸ HÃY NGHĨ CHẬM VÀ HÀNH ĐỘNG CÓ TRÁCH NHIỆM!

Các vấn đề về giáo dục và chọn trường học cho con luôn là nỗi quan tâm lớn của mọi bậc phụ huynh... không phải chỉ bây giờ mà cách đây 15-20 năm đã thế. Tôi cũng là một người mẹ rất quan tâm đến việc giáo dục con cái nên tôi vô cùng thấu cảm.

Đích thân chăm lo chuyện học của con mà không san sẻ cho ai được suốt 15 năm từ mẫu giáo đến lớp 12, nên tôi đã có vô số trải nghiệm, nhiều cung bậc lo âu, buồn vui, áp lực và cả ức chế... của một người mẹ theo con từng ngày đến trường... Mặc dù bây giờ tôi đã "thoát" khỏi những vấn đề giáo dục xét trên phương diện phụ huynh, nhưng tôi hiểu mỗi người trong số các bạn đều đang đứng nơi của mình và nhìn nhận vấn đề, mỗi người một nỗi niềm khác nhau, song tất cả dường như đều gặp nhau ở chỗ: Cùng lo lắng và không ít trong đó là tâm trạng bất an, hoang mang khi chọn trường chọn lớp cho con cái học. Đây là một vấn đề lớn hiện nay của chúng ta!

*Giáo dục ở trường được gọi là nền giáo dục phổ thông - phổ cập. Theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học do Giáo sư Hoàng Tuệ làm chủ biên, định nghĩa "phổ thông" như sau: (là tính từ) Có tính chất thông thường, phổ biến, không có gì đặc biệt, không phải chuyên môn. "Phổ cập": (là động từ) làm cho trở nên rộng khắp đến với quần chúng rộng rãi.

Như vậy, có thể hiểu rằng, dù ở phương Tây văn minh hay ở nền giáo dục nước nhà, việc học ở trường là cần thiết, song nó không hoàn toàn khớp với riêng từng cá thể, trường lớp không thể đáp ứng được sự phát triển năng lực riêng biệt của bất kể một cá nhân nào một cách hoàn hảo. Tôi nhấn mạnh điều này để gợi ý đến các cha mẹ rằng, cần có tâm thế chủ động để nhận thức đúng đắn hơn trong việc chọn trường lớp cho con mình. Nếu chọn trường lớp để sau đó cha mẹ hoàn toàn thỏa mãn và đặt niềm tin trọn vẹn vào giáo dục nhà trường, buông lỏng vai trò trách nhiệm giáo dục gia đình và ý nghĩa đồng hành của cha mẹ, thì một lúc nào đó bạn trở nên bực dọc và thất vọng là hoàn toàn có thể. Bạn tự đánh mất vai trò người thầy đầu tiên của con cái.

Giáo dục phổ thông - phổ cập: "Kiến thức trong chiếc hộp!"
Thể chế nào thì giáo dục phổ thông - phổ cập đó. Nền giáo dục phản ánh rõ nét tình hình sức khỏe của xã hội và triết lý phát triển của xh đó.

Nền giáo dục của chúng ta hiện tại rất lúng túng trong triết lý, và đặt nặng truyền đạt kiến thức lý thuyết, chưa nói là cách truyền đạt kiến thức lại khuôn mẫu và khô cứng. Đơn cử như bộ môn lịch sử, môn văn học thì bộc lộ rõ quan điểm nhất quán, một chiều, không hề có bóng dáng của sự phản biện và cách nhìn nhận nhiều chiều... đây là cội rễ của tình trạng làm thui chột tính sáng tạo, làm mờ nhạt tính cá nhân. Tôi gọi một cách hình ảnh là KIỂU GIÁO DỤC CHIẾC HỘP! Nghĩa là cái gì nằm trong phạm vi cái hộp kiến thức - hiểu biết của giáo trình, sách giáo khoa... thì học trò được đánh giá cao, được khen giỏi, xuất sắc. Ngược lại, bất kể một năng lực nào, hay một sự phát hiện nào vượt ra ngoài chiếc hộp "Kiến thức giáo trình có sẵn" đó thì không được thừa nhận, thậm chí sẽ bị coi là sai! Tôi biết rất nhiều Người Thầy tâm huyết muốn bứt phá, muốn khác đi, cũng không thể!

Một khi, từ nơi khởi điểm đó là triết lý giáo dục dập khuôn, "kiến thức trong chiếc hộp" như vậy, thì mọi thứ được hình thành từ đó khó có thể có phẩm chất sáng tạo, linh hoạt, tươi mới, đẹp đẽ, chân thực. Hơn 60 năm qua, kể từ năm 1954, nguyên lý giáo dục "kiến thức trong chiếc hộp" vẫn duy trì.

Trải nghiệm của chúng tôi là như này: 
* Với môn học rèn luyện thể lực, con gái tôi rất giỏi môn bơi lội, khiêu vũ Latin -cổ điển, múa ba lê... nhưng nhà trường bắt buộc học môn chạy nhanh, bóng rổ, nhảy cừu, đá cầu... là những sở đoản so với thể lực và tầm thước bé nhỏ của cháu. Mặc kệ, không có bất cứ sự dung thứ nào, không có sự được phép lựa chọn nào, nếu cô bé không tâng được 5 quả bóng vào rổ thì sẽ trượt! 
*Với môn vẽ : Nhà trường phát động một đợt thi vẽ về môi trường và con gái tôi chọn đề tài phong cảnh rừng biển trên chất liệu sơn dầu... liền bị loại ngay vòng đầu, vì trường chỉ dạy vẽ màu sáp (cấp 2 cũng chỉ được học vẽ màu sáp như hồi cấp 1 thôi!) nên những tác phẩm không phải bằng màu sáp sẽ không được đánh giá, dù chỉ là tuyên dương khuyến khích tinh thần sáng tạo của học trò. 
* Khi cô bé đoạt giải Bạc một cuộc thi quốc tế Piano chuyên nghiệp tại Hàn Quốc, tin đến tai cô giáo chủ nhiệm, cô chúc mừng với tư cách cá nhân... Nhưng nhà trường không tuyên dương chỉ vì đó không phải là môn học mà nhà trường dạy, trong khi các bạn đi thi giải cờ do nhà trường tổ chức thì được vinh danh rầm rộ!
Vân vân, nhiều vô kể những ví dụ sinh động cho kiểu giáo dục "Kiến thức trong Chiếc hộp" mà người làm mẹ như tôi cũng đành mếu trước lập luận của những cơ sở giáo dục được quy định bởi Bộ.

Rồi thì, Cô Tấm dứt khoát phải thảo hiền, Con Cám dứt khoát phải đanh đá chanh chua. Dì ghẻ dứt khoát phải độc ác, Thị Kính dứt khoát bị hàm oan đáng thương; Quân ta dứt khoát phải nhân hậu, thông minh sáng tạo; quân địch dứt khoát phải tàn ác, ngu xuẩn vân vân ... Vì cái hộp kiến thức ấy nó khuôn sáo, giáo điều và thiếu tính sáng tạo, nên nó dần biến các thế hệ học sinh đến trường và học theo lối tư duy thụ động, nhồi nhét, học suông, học gạo, không cần sáng tạo, không quan tâm đến hiện thực khác quan... cứ miễn sao giống y chang giáo trình, sách giáo khoa là điểm cao, thậm chí điểm 10 tuyệt đối!

Bao nhiêu thế hệ được đào tạo thành những chiếc hộp kiến thức, rồi chiếc hộp ấy lại đứng trên bục giảng, ngồi vào các vị trí viết sách giáo khoa này nọ... và đương nhiên, khuôn mẫu trước trùm lên khuôn mẫu sau dẫn tới chiếc hộp càng về sau càng nhỏ, để có thể lọt và khớp với "chiếc hộp" tiền bối! Chuyện cười mà không vui, khi chất lượng thi lên cấp 3 năm vừa rồi với tỷ lệ đạt điểm tuyệt đối cao đến mức choáng váng (thì cứ học vẹt thật kỹ vào là điểm 10 thôi!)... nhưng điểm đầu vào của các trường đào tạo bậc đại học cao đẳng ngành giáo dục năm nay... thấp đến mức thảm họa, vì phần lớn những thí sinh đạt điểm cao hay tuyệt đối đều lựa chọn vào ngành công an hoặc những ngành kinh tế hót khác! Có Thầy giáo kêu ngạc nhiên vì điều đó, tôi thì không ngạc nhiên, tôi biết điều đó chắc chắn xảy ra vì nó chính là hệ quả của cả một quá trình lâu dài mà nền giáo dục được tiến hành theo kiểu "kiến thức trong chiếc hộp

Ngẫm thật chậm câu này quả rất có lý "Vì lợi ích trăm năm trồng người!" - nghĩa là con người được thụ hưởng nền giáo dục nào thì hệ lụy của nó rất dai dẳng, dài lâu.

Nếu có một lời khuyên nào, thì tôi chỉ biết nói rằng "để chọn trường nào cho con, bạn cần dành thời gian suy nghĩ chậm, hành động thật dấn thân và đặt tính trách nhiệm của bản thân không rời trên hành trình của con trẻ". Ở những môi trường giáo dục phổ quát hoàn hảo như Phần Lan, Đức, Mỹ, Nhật vân vân... cha mẹ cần nỗ lực 1 - 2- 3 thì ở môi trường còn đầy rẫy những bất cập cả về triết lý, nhân lực và vô số thứ tác động, thì cha mẹ cần phải nỗ lực 10 - 20 -30 lần hơn thế! Tùy bạn thôi!

Môi trường chung có tầm ảnh hưởng đến mọi ngóc ngách của giáo dục. Dù bạn cho con học trường công, trường tư hay trường liên kết, trường quốc tế.... thì vẫn nằm trong sự bao quát của bộ Giáo dục và đào tạo!

Một trường quốc tế đặt tại VN, sẽ chịu những tác động của ngành giáo dục VN. Mặc dù, họ rất nỗ lực mang tới những giá trị tốt đẹp như bạn có thể đã nhìn thấy! Tuy nhiên, trường học cũng là một doanh nghiệp đặc biệt do đó, họ vẫn cần đặt ưu tiên lợi nhuận lên hàng đầu. Một ngôi trường rất uy tín ở bản quốc... khi đặt chi nhánh tại VN, họ không có nhiều lựa chọn trên tiêu chí chất lượng học sinh.... mà họ buộc phải tuyển sinh dựa trên tiêu chí năng lực tài chính của cha mẹ, để phù hợp với mức học phí họ đưa ra. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu đồng đều về mức độ nhận thức của các học sinh trong một lớp! Chưa kể, những triết lý mang đậm nét văn hóa - trình độ pháp lý của chính quốc sẽ có những khác biệt quá lớn với môi trường VN - nơi con trẻ của bạn đang sinh sống và lớn lên! Khoảng cách đó chỉ ngăn cách bởi một chiếc cổng có gắn tên trường và những xung đột giữa những điều trẻ được học trong nhà trường với những tập quán xh cũng như gia đình luôn luôn xảy ra! Chưa kể, giả định con cái bạn được học hành một cách hoàn hảo từ bé trong một ngôi trường Quốc tế đến từ Mỹ, Nhật, Pháp, Úc... thì liệu lớn lên, có gì đảm bảo, con bạn sẽ trở thành công dân của đất nước đó.... trong khi, nó có vẻ bị thiếu hụt nhiều hiểu biết về mảnh đất nó đang sinh sống và lớn lên!

Chọn trường nào cho con cái là trách nhiệm và hạnh phúc của cha mẹ. Nhưng quá trình dấn thân của bạn sau khi chọn trường cho con còn quan trọng hơn nhiều. Hiện tại, mô hình trường học nào cũng có những ưu điểm và những nhược điểm của nó - bạn cần tìm hiểu kỹ và có những cách thức để giúp trẻ (và cả chính bạn) biết chung sống trong hiểu biết những ưu - nhược đó. Đơn giản đành tư duy thế này cho dễ hiểu, mình cứ liệu cơm gắp mắm vậy, vì trên bàn ăn đâu có nhiều món để lựa chọn:

- Nếu cha mẹ có mục tiêu dứt khoát con mình phải thi đỗ vào một trường đại học nào đó; cha mẹ thích cảm giác yên tâm vì con cái luôn phục tùng thụ động, không phản biện, cãi giả... thì chọn những mô hình trường có tính chất "trại lính" cho chắc ăn. 
- Cha mẹ nào không quan trọng việc con mình vào đại học mà muốn nhìn thấy con học được nhiều kỹ năng, khiêm nhường, thực tế, dám nhìn rộng ra thế giới, tự tin chọn việc học nghề để trở thành thợ giỏi còn hơn thầy dốt... thì chọn mô hình trường khác.
-Cha mẹ có điều kiện kinh tế dồi dào thì chọn cho con vào những trường sang chảnh, học phí cao nhưng bù lại cơ sở vật chất hoàn hảo, chương trình giảng dạy có xu hướng hướng cho học sinh hoạt động thực tiễn nhiều hơn...
Vân vân... Nhưng xin lưu ý, chúng ta đều đang thụ hưởng nền giáo dục nước nhà, dù con cái bạn học trường nào!

Và, bạn chứ không ai khác sẽ là người bổ khuyết, lấp đầy những khiếm khuyết mà trường học phổ thông không thể cung cấp hết cho con bạn. Tôi vẫn hay nói, không nên dễ dàng đặt cược niềm tin và vì thế, hãy đề cao tính trách nhiệm của cha mẹ để không đổ lỗi, không phải vào vai "nạn nhân" khi kết quả mang lại không như ý!

PS: Lớp vẽ của cô Nhung Nguyen trong buổi vẽ thực địa do Thầy Nam hướng dẫn tại Bờ Hồ. Vẽ không chỉ là vẽ hình mà là giúp trẻ phát triển kỹ năng quan sát từ chi tiết đến toàn cảnh. Môn vẽ giúp trẻ phát triển trí thông minh không gian, trong đó có môn toán hình học, môn thiết kế và là cách tuyệt vời để trẻ biểu đạt cảm xúc nội tâm mãnh liệt - đôi khi cảm xúc đó khó diễn đạt bằng ngôn ngữ, nhưng lại rất dễ khi biểu đạt bằng việc vẽ một bức tranh; giúp trẻ nhạy cảm với màu sắc, sự hòa sắc... vân vân

Tiện ích Bambu
Tin liên quan
Bạn cần tìm kiếm?
Advert Advert2 Advert3
TextLink
BAO LA VẠN SỰ

Mobile: 0913 290 384  /  Email: tranngockiem57@gmail.com hoặc tuvan@phuclaithanh.com

Copyright © 2014   BaoLaVanSu. Thiết kế và phát triển bởi Bambu®