tư vấn bao la vạn sự

Phép xem Nhân thần

Where you can buy Louis Vuitton Replica :

hermes evelyne replica fake louis vuitton tas kopen replica Louis Vuitton supreme Backpack louis vuitton backpack replica zaino louis vuitton falso replica louis vuitton hobo fake chanel wallet louis vuitton shoes replica gucci replica 1:1 replica chanel wallet louis vuitton district pm replica louis vuitton wallet replica hermes belt replica replica lv australia replica goyard replica goyard Louis Vuitton wallet replica fake lv man bag chanel backpack replica louis vuitton messenger bag replica louboutin pas cher louboutin pas cher chanel bag replica louis vuitton imitazioni hermes belt replica gucci replica replica Louis Vuitton shoes louis vuitton district pm replica Replica Fendi Backpacks borse false louis vuitton napoli replica louis vuitton wallet 1:1 replica cartier love bracelet louis vuitton tasche gefalscht kaufen replica louboutin cartier love bracelet replica Borse Louis Vuitton false dove trovarl louboutin pas cher Louis Vuitton Replica replica goyard dior tasche replica chanel imitazioni perfette van cleef replicaa replica gucci shoes cartier schmuck replica deutschland borse gucci imitazioni Louis Vuitton Taschen replica chanel shoes replica handbags replica Australia cartier love imitazione zaino louis vuitton falso

Mục 5: Thập nhị thiên tướng

Cập nhật : 19/01/2015
Gồm 12 sao: Quý nhân, Đằng xà, Chu tước, Câu trận, Thanh long, Thiên không, Bạch hổ, Thái thường, Huyền vũ, Thái âm, Thiên hậu. Một quẻ tốt hay xấu phần lớn do ở 12 thiên tướng, rất quan trọng, cần hiểu biết tường tận. Cần biết những cách gọi như sau:
 Mục 5: Thập nhị thiên tướng 


Gồm 12 sao: Quý nhân, Đằng xà, Chu tước, Câu trận, Thanh long, Thiên không, Bạch hổ, Thái thường, Huyền vũ, Thái âm, Thiên hậu. Một quẻ tốt hay xấu phần lớn do ở 12 thiên tướng, rất quan trọng, cần hiểu biết tường tận. Cần biết những cách gọi như sau:
 
- Quý tiện- Quý hậu: không luận là thuận hay nghịch. Quý nhân là sao chúa tể vẫn đứng ở giữa, trước có 5 sao là: Xà, Chu, Hợp, Câu, Long. Sau có 5 sao: Hổ, Thường, Vũ, Âm, Hậu. Như vậy những cung nào có Xà Chu Hợp Câu Long thì gọi là Quý tiện, nghĩa là đứng trước sao Quý nhân. Những cung nào có Hổ Thường Vũ Âm Hậu đều được gọi là Quý hậu, nghĩa là đứng sau sao Quý nhân. Duy đối mặt với sao Quý nhân là Thiên không thì chẳng luận trước sau (xung).
 
Quý thuận- Quý nghịch:
 Phàm Quý nhân an vào các cung địa bàn Hợi Tý Sửu Dần Mão Thìn thì gọi là Quý thuận. Còn sao Quý nhân nằm ở cung địa bàn Tỵ ngọ Mùi Thân Dậu Tuất thì gọi là Quý nghịch. 
Cát tướng- Hung tướng: cát tướng là những thiên tướng ứng điềm tốt như Quý Hợp Long Thường Âm Hậu, Hung tướng như: Xà Chu Câu Không Hổ Vũ là ứng điềm xấu bất lợi. Lấy Bản tính mà nói như vậy, kỳ thật cát tướng mà thất địa thì ứng điềm rủi ro, hung tướng mà đắc địa cũng có thể ứng sự may mắn. Như vậy vẫn chưa gọi là đủ vì phải theo từng sự việc mà luận.
 
Thiên tướng nội chiến, ngoại chiến:
 nội chiến là đánh ở trong, ở trong đánh ra. Còn ngoại chiến là đánh ở ngoài, ở ngoài đánh vào. Đánh tức là khắc vậy, chữ thiên bàn (tức thừa thần) thuộc nội chiến, còn thiên tướng thuộc ngoại, thấy chữ thiên bàn khắc thiên tướng thì gọi là nội chiến. Còn thấy Thiên tướng khắc chữ thiên bàn thì gọi là ngoại chiến. 
Thí dụ thấy Thân thiên bàn thừa Thanh long thì gọi là nội chiến vì Thân thuộc kim khắc Thanh long mộc, đấy là thiên bàn khắc thiên tướng. Thí dụ thấy Sửu thiên bàn thừa Thanh long thì đó là ngoại chiến vì Thanh long thuộc mộc khắc Sửu thổ, đó là thiên tướng khắc chữ thiên bàn.
 
Nội ngoại chiến không luận với cung địa bàn. Nội ngoại chiến đều ứng điềm hung hại, nhưng nội chiến thì sự hại nhiều hơn ngoại chiến. Phàm nói Thân tướng khắc là nói chung thiên tướng nội chiến và thần tướng ngoại chiến.
 
Bởi Thần tức là thừa thần hay thiên thần, đấy là chữ thiên bàn vậy, còn Tướng tức là thiên tướng. Phàm nói Than-Tưồng tương sinh là nói chung chữ thiên bàn sinh thiên tướng hoặc thiên tướng sinh chữ thiên bàn đều ứng điềm tốt.
 
Thiên tướng thừa thần:
 là vị thần thừa thiên tướng, tức chữ thiên bàn thừa thiên tướng. Mỗi quẻ đều an 12 chữ thiên bàn, mỗi chữ thiên bàn đều thừa một thiên tướng, lại do tên của thiên tướng mà gọi lên cung chữ thiên bàn thừa nó, đấy là đặt tên cho thừa thần. Như Ngọ thiên bàn thừa Thiên hợp thì gọi Ngọ thiên bàn đó là Thiên hợp thừa thần. Phàm thiên tướng thừa thần (hay gọi tắt là thừa thần) được Vưong-Tưóng+. khí hoặc sinh Can hay đồng loại với Can thì tốt, còn nếu thừa thần bị Hưu-Tù-Tử khí hoặc khắc Can hay thoát Can thì xấu (thoát Can tức là Can sinh thừa thần). 
Thiên tướng âm thần: là chữ thiên bàn ở trên Bản gia của thiên tướng thừa thần. Bản gia của thiên tướng thừa thần là cung địa bàn cùng một tên với thiên tướng thừa thần tức là đồng một tên với chữ thiên bàn thừa thiên tướng. Ví dụ: Sửu thiên bàn thừa Bạch hổ thì tìm tại cung Sửu địa bàn, trên cung Sửu tất sẽ có một chữ thiên bàn, gọi chữ thiên bàn đó là Thiên tướng âm thần, cũng có thể gọi là Bạch hổ âm thần.
 
Thiên tướng đắc địa:
 đắc địa là được đất, ở được chỗ tiện lợi, ở vào cung địa bàn ứng điềm tốt. Còn thất địa là mất đất, ở vào chỗ bất lợi, ở vào cung địa bàn ứng điềm xấu. Cát tướng cũng có thất địa mà hung tướng cũng có đắc địa, ví như Thanh long là cát tướng vốn tốt, nhưng nếu ở vào cung Thân địa bàn là thất địa, gọi là Rồng gãy sừng, ứng điềm xấu. Câu trận là hung tướng vốn xấu, nếu ở vào cung Tị địa bàn là đắc địa vì gọi là đúc ấn, ứng điềm tốt. Phàm cát tướng đắc địa thì ứng điềm rất tốt, còn hung tướng thất địa là rất xấu. 
1. Quý nhân:
Quý nhân thiên sự: sao Quý nhân gọi đủ là Thiên ất quý nhân. Tại chức vị trên trời là thần Thiên đế, ngồi ở phía bên phải ở cửa ngoài cung Tử vi đại đế, đứng đầu các vị thần tướng xem xét để ban phúc đức tới nhân gian. ở môn Lục nhâm này gọi sao Quý nhân là Thiên tử (con Trời). Quý nhân thuộc Thổ và thuộc âm thổ, Bản vị (ngôi) ở Kỷ Sửu thuộc Đông bắc, được vượng khí trong khoảng 18 ngày cuối cùng của mỗi mùa, tức là 18 ngày cuối cùng của tháng 3-6-9-12 âm lịch. Quý nhân ở giữa, còn 5 sao Xà Chu Câu Long đứng ở trước, năm sao Hổ Thường Vũ Âm Hậu đứng ở sau. Quý nhân hợp thuận với sao Long Thường Vũ, sao Quý nhân có lâm Thìn Tuất địa bàn mà không bao giờ thừa Thìn Tuất thiên bàn.
 
Quý nhân sở chủ:
 sao Quý nhân chuyên ứng về các vụ tiền tài, các việc thưởng tặng vui mừng. Hàng quan chức tất được Chính phủ thỉnh triệu khi an hay chiếu mệnh, thường dân thì được lợi về ruộng đất tiền bạc. Phàm quân nhân, quân tử đến xem mà trong quẻ thấy có Quý nhân lâm Bản mệnh tất ứng sự tốt, còn tiểu nhân thì ứng điềm nguy như tranh kiện đến cửa công. Phàm thấy Quý nhân lâm Lục xứ là điềm được người khác giúp đỡ. 
Quý nhân đắc địa mới quý, tất ứng cho hạng người làm quan, quý phái, tôn quý, còn Quý nhân thất địa thì cũng hạ tiện, ứng về thường dân. Quý nhân thuộc thổ, gặp chữ thiên bàn là Mộc Thuỷ là tương khắc, nghĩa là nội chiến hay ngoại chiến, lúc này thì không luận là Quan nhân nữa.
 
Quý nhân thuận hành thì việc dễ nên, bằng nghịch hành thì việc khó tính. Quý nhân gặp Mão Dậu thì ứng việc giao thông qua cửa ải hay việc trong gia đình nhà cửa. Bằng gặp Tý Ngọ thì ứng việc bị cách trở. Quý nhân gặp Tuần không dù thấy việc vui hay buồn thì đều sẽ hoá ra không còn vui hay buồn nữa, tức là không thực hiện được sự vui hay buồn đó.
 Phàm chiêm thi cử mà thấy có Trứ quý và Dạ quý, cả hai đều lâm Lục xứ mà Quý nhân thừa thần lại sinh Can thì thi cử được đỗ cao hoặc chiêm hỏi việc gì cũng được sự giúp đỡ hoặc giao phó việc cho người khác lo liệu thì cũng được việc (Trứ quý là Quý nhân ban ngày và Dạ quý là Quý nhân ban đêm). Phàm Quý nhân đứng trước Can Chi gọi là Quý nhân động sự, tức là đang thi hành công việc. Nếu mình cầu người khác giúp mình thì không nên hối thúc. Quý nhân đứng sau Can Chi là Quý nhân đang tĩnh, mình nên đôn đốc, không thì việc cầu người giúp dễ bị bỏ qua, ít được sự quan tâm. Từ Can Chi đếm thuận tới trước trong 5 cung mà gặp Quý nhân thì gọi là đứng trước Can Chi. Còn từ Can Chi đếm nghịch lại 6 cung mà gặp Quý nhân thì gọi là Quý nhân đứng sau Can Chi.
 
Phàm Quý nhân gặp Thái tuế, như năm Tý mà thấy Tý thiên bàn thừa Quý nhân là quẻ ứng điềm được Quý nhân giúp đỡ, dẫu Quý nhân không nhập Tam truyền cũng vậy (Thái tuế là tên Năm hiện tại). Sơ truyền được vượng tướng thừa Quý nhân lại lâm Can Chi hoặc gia Bản mệnh thì gọi là quẻ Phú quý, ứng điềm thăng quan, tấn chức, cầu việc gì cũng được toại ý. Chiêm gặp quẻ Long đức khoá cũng ứng như vậy. Gặp Long đức khoá mà quẻ thấy Quý nhân lâm Mão Dậu địa bàn thì người quân tử được thăng quan tấn chức, còn thường dân lại ứng điềm hung, lo buồn thân mệnh, nhà cửa dời đổi chẳng yên. Phàm chiêm quẻ thấy Quý nhân lâm Thìn, Tuất địa bàn thì gọi là quẻ Quý nhân nhập ngục sẽ ứng điềm trở ngại, dẫu có gặp được người mình cầu cũng không có kết quả, bởi người đó đang ở trong hoàn cảnh buồn phiền hoặc đang bực tức, hờn giận việc gì đó.
 
Quý nhân vật loại:
 Quý nhân vốn ứng dạng người danh nhân quý phái, loại người có quan lộc, văn chương, các loại quý giá để trang sức, lại cũng ứng về kho lẫm, trâu, cua, ba ba. Phàm biến dị ra vật thể quái lạ khác thì có thể là loại Mộc tinh, loại có vẩy sừng, như chiêm bệnh thì đau lâu, não, đầu, mắt, bệnh nóng lạnh, động phạm tới thần miếu. Quý nhân thuộc mầu vàng trắng, số 8. 
Quý nhân thừa khí: chữ thiên bàn thừa Quý nhân gọi là Quý nhân thừa thần, được vượng tướng khí thì ứng cho hạng quan quý, chức vị tấn tước. Được tướng khí thì ứng điềm gặp Quý nhân thưởng tặng. Như hưu khí thì ứng điềm Quý nhân đang lo buồn, bệnh hoạn. Như Tù khí thì Quý nhân đang lo việc kiện tụng, tù ngục. Như bị Tử khí là điềm Quý nhân đang có sự việc liên hệ tới vụ chết chôn. Quý nhân thừa thần khắc Can ngày là điềm bất lợi. Nếu Quý nhân đấu chiến và thêm nữa lại Quý nhân thừa thần khắc Can thì gọi là Tứ bế, bốn phương bế tắc, có thể mất sự nghiệp.
 
Quý nhân ứng nhân sự: là một cát tướng. Luận về người là hạng công chức quý phái, cũng ứng cho bất cứ người nào giúp đỡ mình, đem sự việc có lợi đến cho mình. Luận về sự việc thì Quý nhân ứng các việc tốt như được giúp đỡ, được tiến dẫn, được ban tặng lợi lộc.
 

Quý nhân lâm địa bàn


 Sao Quý nhân là tượng quan quý, cho nên đề cập đến hạng ng−ời này là dùng tượng và việc làm của một Quan nhân để luận cho sao Quý nhân.
 
Lâm Tý: Tý phương Bắc là nơi ẩm thấp, tối như trong giờ Tý, như trong phòng tối, do vậy gọi cung Tý địa bàn là Phòng để nghỉ ngơi. Quý nhân lâm Tý địa bàn như bậc quan nhân đang nghỉ ngơi trong phòng, nếu muốn cầu Quý nhân, yết kiến cầu quan thì sự việc phụ thuộc vào người giúp việc, thư ký mà thôi, hoặc phụ thuộc vào gia đình Vợ Con. Lại luận rằng Tý thuộc thuỷ, nay Quý nhân lâm Tý tức là người quý nhân đang tắm gội nơi phòng tắm. Cung Tý cũng là tượng sao Thiên hậu, là tượng vợ của Vua, Quan, ứng điềm Vợ Chồng đang nghỉ ngơi. Tý thuộc Thuỷ khắc Quý nhân thuộc Thổ, ứng điềm người vợ, con gái, người nữ trong gia đình đang bị bệnh, ốm đau.
 
Lâm Sửu: cung Sửu ứng cho phòng khách, phòng làm việc. Quý nhân lâm Sửu là Quan nhân đang tiếp khách, đang làm việc nơi công đường, cơ quan. Muốn cầu yết kiến (gặp mặt) hoặc nộp đơn tiến cử, cầu sự ắt được người tiếp kiến vui vẻ, hoặc Quan nhân đang lo đường danh lợi. Sửu là Bản gia của Quý nhân, đồng âm Thổ, nhà ở của Quý nhân. Quý nhân lâm Sửu là Quan nhân đã ở nhà, hết giờ làm việc, đang nghỉ ngơi. Như vậy, mọi việc làm nên giữ theo phương án cũ, không nên cải cách hay thay đổi mà sinh hại. (Hai luận thuyết này tựa như trái nhau nhưng thuyết nào cũng có lý). Chiêm về việc Quỷ thần thì Quý nhân lâm Sửu cũng là thần Thổ công Thổ địa.
 Lâm Dần: Dần là cung vị, Bản gia của sao Thanh long đồng thuộc dương mộc. Quý nhân hợp thuận với Thanh long nên khi gặp nhau thì ứng điềm thoả hiệp, đang khảo xét, xét xử, vậy cần đến tận nơi để yết kiến để cầu xin sự việc thì sẽ được hài lòng hay gặp điều rất có lợi, tốt. Vả lại, người ở hội Dần (Tý cư Thiên, Sửu cư Địa, Dần cư Nhân) mà sao Quý nhân vốn làm việc thiện cho người, nên khi mình cầu chắc gặp điều may mắn, dẫu rằng Quý nhân đang gặp chút điều phiền muộn, vì Quý nhân thổ bị Dần mộc khắc.
 
Lâm Mão: Mão có tượng là cửa nhà, Quý nhân lâm Mão có tượng Quan nhân đang về tới cửa nhà để chuẩn bị nghỉ ngơi, hoặc cũng là Quan nhân cầu thoái xin nghỉ việc, vì vậy không thuận với sự cầu tiến thân, tiến cử. Với ý này cũng là điềm sứ giả đang bệnh nặng. Tuy nhiên vẫn có lợi đối với các vụ tố cáo kiện tụng, bởi Mão là cửa động sự, ứng khi Quan nhân đang động sự, đang phân xử. Lại luận rằng: Mão thuộc Mộc ứng vật loại thuyền xe, tượng quan nhân đang ngồi xe, nên hỏi việc phó thác uỷ quyền việc cho người khác đi xa ắt được thành công, lợi, tốt. Quý nhân lâm Mão ứng điềm tốt cho quan nhân có ý định cầu xin thuyên chuyển công việc, chuyển quan vị. ứng điềm bất lợi cho hạng thường dân, vì nhà cửa thân thế gặp điều bất lợi, bị đòi đổi, gặp nhiều sự buồn lo.
 
Lâm Thìn: Thìn thiên bàn cũng như Tuất, là chốn lao ngục, nên gọi là quẻ Quý nhân lâm ngục, Quan nhân gặp chuyện ngục thất, tâm trạng không yên, gặp nhiều ưu lo và sợ sệt. Nếu chiêm hỏi việc cầu Quý nhân giúp đỡ chắc không được nhận lời, có khi còn bị trách phạt. Lại cũng là điềm kẻ trên ghét hại kẻ dưới tay, điềm người dưới bị trách phạt. Mọi sự việc đều chẳng nên hành động, không sử trị được. Lâm Tị, Ngọ: Quý nhân thuộc Thổ được Tị Ngọ hoả sinh, ứng điềm quan nhân được thưởng tặng.
 
Lâm Tị là quan nhân đến triều chính nhận ấn quyền (Tị thuộc ấn). Lâm Ngọ tượng Quan nhân được ngồi xe sang quý. Tị Ngọ ứng điềm cát lợi, được mời thỉnh ban thưởng, vui mừng, Vua tôi gặp phúc. Lại ứng điềm quan nhân đi xa kinh lý hay đi xa xử kiện (vì có tượng lãnh ấn quyền và tượng ngồi xe, cỡi ngựa). Hỏi về việc Quỷ thần thì Quý nhân lâm Tị là Táo quân.
 
Lâm Mùi: Mùi là cung vị của sao Thái thường, ứng về ngũ cốc, vật thực, lễ tiệc. Vì vậy Quý nhân lâm Mùi gọi là Quan nhân dự tiệc, đang có mặt ở hội nghị hoặc được ân huệ nhỏ.
 Lâm Thân: Thân là cung vị của sao Bạch hổ, đồng thuộc dương kim, Bạch hổ là sao đạo lộ nên ứng điềm quan nhân đang đi đường hoặc đang có sự việc, đang đảm đương công việc, cầu cạnh điều gì đó. Lại cũng ứng đến các vụ cúng bái Quỷ thần, những việc có liên hệ đến thần, tượng (bởi Quý nhân là một tôn thần). Cung Thân thuộc kim, lại chủ sự di động, nên ứng điềm hao tổn tiền bạc, bạc vàng.
 
Lâm Dậu: cũng ứng như Quý nhân lâm Mão địa bàn, hai cung Mão Dậu là lúc và nơi lặn mọc của Nhật Nguyệt, tất có sự biến động thay đổi không yên. Mão Dậu là hai cửa ra vào, nhưng Dậu tối tăm hơn, chủ về sự bất chính gian tà, làm điều giấu diếm, ứng điềm tật bệnh, tranh cãi, chửi rủa, sự việc bất an. Quý nhân ở Dậu là Quan vào nhà riêng.
 
Lâm Tuất: cũng như lâm Thìn địa bàn. Lâm Hợi: cung Hợi địa bàn là cửa Trời (Thiên môn), cho nên nói Quý nhân lên cửa trời, điềm quan nhân đến công đường để thi hành quyền lệnh, gọi là Quan nhân đương quyền, làm việc minh chính, ấy là đời thịnh trị, quân tử hưng uy mà tiểu nhân phải khiếp ấn. Quý nhân lâm Hợi địa bàn là đắc địa nhất, tốt nhất, thừa Hợi thiên bàn cũng tốt như vậy. Lại nói rằng: Quý nhân cư Thân là động nguyên thần, có sự cầu nguyện, cúng bái, vái xin. Tại Sửu Tị là động thần Thổ địa và Hạn thần (thần làm khô hạn nắng). Tại Dậu thì gặp lắm điều nguyền rủa. Tại Ngọ thì mình nên phòng Quan nhân giận.
 

2. Đằng xà:
 

Đằng xà thiên sự: Trên thiên đình, Đằng xà giữ chức vụ Xa kỵ đô uý (quan võ coi ngục hay theo xe để hộ vệ Vua), cũng gọi là Tiến ngự chi thần. Đằng xà Bản vị tại Đinh Tị thuộc âm hoả, thuộc Đông nam, được vượng tướng khí trong mùa Hạ, tháng 4, 5, 6. Đằng xà thích hợp với sao Thanh long, Bạch hổ, Huyền vũ, Thái âm, Thiên hậu. Rất kỵ sợ Dậu và Tuất.
 
Đằng xà sở chủ: là một đại hung tướng, hay gây việc binh đao, gió lửa, trộm cướp, bệnh tật, ôn dịch, việc kinh sợ thật là tai hại vô cùng. Sự việc xảy ra hay có sự mờ ám, khuất tất, giấu diếm, che đậy. Đằng xà cũng ứng hạn nước lửa, điều kinh sợ mộng mỵ quỷ quái, quan tụng khẩu thiệt, bệnh tật máu huyết. Trái lại, ở phần thời sở tốt cũng có thể ứng các việc như: văn tự, tin tức, việc công, tiền tài số nhỏ, danh dự không thật, nước lửa giao hoà.
 
Phàm Đằng xà thừa thần được vượng tướng khí và Xà tương sinh (Xà sinh thừa thần hay thừa thần sinh Xà) hoặc tỷ hoà thì ứng điềm tốt, việc vui mừng sẽ đến, thai sản hay hôn nhân không bị Xà gây ảnh hưởng làm hại, người quân tử hay Quan nhân cũng được uy quyền. Trái lại, Xà nội hay ngoại chiến hoặc bị Hưu- Tù- Tử khí thì ứng điềm tai hoạ, gặp điều kinh sợ, ưu lo cho trẻ nhỏ. Nếu thêm Tam hình, Tam sát thì tai hoạ đến cấp kỳ, gặp Tuần không thì tai hoạ bớt phân nửa. Gặp Huyết chi hay Huyết kỵ thì ắt bị truỵ thai, còn hỏi về sinh đẻ thì lại sinh rất nhanh. Xà tại Sơ truyền là quẻ nằm mộng thấy điều ma quỷ, tâm lo sợ không yên, bệnh thần kinh. Mạt truyền gặp Xà và Hoả trúc hay Hoả quang là quẻ bị tai ách về lửa, nếu khắc Can là lửa gây bỏng cháy thân người, nếu khắc Trạch là lửa gây cháy nhà. Nếu chữ thiên bàn tại Trạch hay tại Can khắc Xà thừa thần thì có thể cứu khỏi nạn lửa. (Trạch: kể 1 tại Can đếm thuận tới cung thứ 5 thì gọi là Trạch. Hoả trúc: tháng Giêng khởi tại Tị rồi an thuận tới 11 cung còn lại. Hoả quang: tháng Giêng khởi tại Thìn rồi an nghịch lại 11 cung còn lại).
 
Phàm Xà thừa thần Vưong-Tưóng+. khí cùng Can ngày tương sinh nếu chiêm hỏi vật loại thì là vật còn mới, còn tươi sống, bằng thừa thần bị Hưu-Tù- Tử khí, lại cùng Can tương khắc thì vật loại đã khô, cũ, chết. Phàm cầu tài mà thấy Xà Vượng Tướng khí cùng với thừa thần tương sinh thì ứng điềm mua bán vật liệu hạ tiện mà được phát tài, nếu chiêm vật liệu hàng hoá mà thấy Xà lâm Can Chi vật hoá hạ tiện. Xà thừa Tị Ngọ thiên bàn lại lâm Tị Ngọ địa bàn mà chiêm vào mùa Hạ thì sẽ xảy ra vụ lửa cháy rất lớn kinh khủng, nhằm ngày giờ Bính Đinh Tị Ngọ thì vụ lửa cháy càng to. Nếu không ứng vụ lửa cháy thì cũng ứng vụ quan tụng khẩu thiệt rất lớn. Phàm chiêm mộng hay chiêm thấy sự vật lạ thì trước tiên phải xét tới Đằng xà và Đằng xà âm thần, rồi mới xem tới Can Chi cùng Tam truyền, cốt yếu xem Xà ở vào cung địa bàn nào mà đoán điềm mộng đó là tốt hay xấu.
 
Đằng xà đương ngoạ: mùa Xuân thấy Xà thừa Hợi thiên bàn, mùa Hạ thừa Tý, mùa Thu thừa Tị, mùa Đông thừa Dậu thì gọi là Đằng xà đương ngoạ, nghĩa là rắn nằm hang, quỷ quái đã bị khống chế, ứng điềm lành, may tốt, tuỳ theo hoàn cảnh mỗi ng−ời mà khởi điều vui hay buồn.
 
Đằng xà giao chiến: tháng 1-5-9 thấy Xà thừa Mão thiên bàn, tháng 2-6-10 thừa Dậu, tháng 3-7-11 thừa Tý, tháng 4-8-12 thừa Ngọ thì gọi là Đằng xà giao chiến, rắn đánh nhau phun độc khí, ứng điềm hung hại. Phàm động sự tất sẽ thất bại. Đằng xà thừa khí: chữ thiên bàn thừa Xà thì gọi là Đằng xà thừa thần, được Vượng khí là điềm tranh đấu, kiện thưa đến việc quan. Tướng khí là điềm kiện thưa hao tài. Hưu khí là điềm bị bệnh tật quái lạ. Tù khí là điềm tù ngục, kinh sợ. Tử khí ứng vụ chết chôn kinh sợ. Đằng xà vật loại: Xà ứng vào các vụ kim hoả sáng tốt, biến dị là loại kim hoả thành tinh. Luận về ng−ời là hạng đàn bà điên cuồng, thần kinh hoản hốt, làm lụng vất vả nhọc nhằn, đại thể là ứng hạng tiểu nhân ty tiện. Luận về quỷ thần là loại Thuỷ thần, mộc thần, thổ thần. Luận về bệnh là chứng bệnh thần kinh đầu não, tay chân ung thủng chảy máu. Luận về ngũ cốc là loại đậu, về thú là loại rắn, về vật thực là món ăn có mùi rất khó ăn, sắc đỏ hồng, số 4. Đằng xà ứng nhân sự: là một hung tướng, về người là kẻ tiểu nhân, người có tâm địa độc ác, nhỏ mọn, hiềm thù. Luận về sự là các vụ gây tranh cãi, nghi nan, kinh hãi, bệnh hoạn, hao tán, bất thành, máu lửa.

Đằng xà lâm địa bàn 
(Dùng hình tượng và tính chất của loài rắn để luận cho sao Đằng xà)


Lâm Tý: Xà lâm Tý gọi là rắn sa xuống nước, tuy vốn là điềm hung hại cùng sự bất thành, nhưng cứ lòng dạ ngay thẳng thì do sự chân thật mà sẽ thoát khỏi nạn. Lại cũng là điềm gặp kinh sợ nghi nan, nằm mộng thấy ma quỷ, việc xấu xa, lòng dạ bồn chồn không yên. 
Lâm Sửu: gọi là rắn vào hang, tự con rắn trốn tránh, ứng điềm việc lo ngại tự nhiên tiêu tan, trong hoạ mà có phúc, hoạ phúc phân đôi. 
Lâm Dần: Xà thuộc Hoả được sinh tại Dần, và Dần là ngôi của Thanh long. Khi Xà lâm Dần địa bàn thì gọi là rắn nẩy mọc sừng nên đã biến hoá thành Rồng, là lúc thời vận đang hưng khởi, nên cầu tiến thân danh, nên dụng sự, tiến tới việc mình đang dự tính. Nếu thêm thấy Xà thừa thần được Vượng Tướng khí thì càng đúng là quẻ Rắn hoá Rồng, trong quẻ thấy Sơ truyền thừa Xà mà Dần được Vượng Tướng khí thì cũng ứng điềm tốt như trên. Nếu Dần bị Hưu Tù Tử khí thì gọi là Rắn hoá Thằn lằn, điềm thoái hoá, lớn hoá nhỏ, sang hoá hèn, chẳng nên dục vọng động tiến thân danh. Lại luận quẻ thấy Xà lâm Dần địa bàn hay thừa Dần thiên bàn thì phải tuỳ theo thời vận mình đang hưng thì mới nên động sự, còn khi đang suy vi thì phải giữ thân thủ cựu.
Lâm Mão: Mão có tượng cổng cửa, là tượng rắn chặn cửa ứng điềm gia đạo bất hoà, gặp sự náo loạn gây gổ ồn ào trong nhà cửa, người thân trong gia đình gặp tai hoạ, điềm xảy ra vụ quan tụng sầu bi, đáng lo ngại, hay vụ máu lửa.
 Lâm Thìn: Thìn là ổ của Rồng, Rắn hoá Rồng, ứng điềm bọn tiểu nhân đang trá hình, quân tử hãy nên đề phòng về lòng dạ con người, như có sự nghi hoặc hay vừa thấy sự hung thì mau lánh cho xa. Lại cũng ứng về vụ đàn bà sinh đẻ. Chiêm hỏi về vụ thi cử, khoa giáp thì tốt, ứng điềm đỗ đạt cao – Long khoa. Lâm Tị: Tị là cung vị của sao Đằng xà, nghĩa là nhà của Rắn, rắn vào hang ổ, không có sự hại, nhưng sự việc chẳng xuất đầu lộ diện, mình cứ nên tiến theo nguyện vọng của mình. 
Lâm Ngọ: Ngọ là cung giữa trời, mặt trời đúng Ngọ, tượng Rắn lướt trên không trung để vượt lên, hãy tiến theo nguyện vọng của mình, cầu tài quan đều được thuận tiện. Xà lâm Tị Ngọ cũng ứng hay điều lo sợ hao huyền, lo sợ vu vơ. 
Lâm Mùi: Mùi là Mộc mộ, kho chứa cây, rắn vào rừng bụi, tất gặp sự u tối, điềm bị khẩu thiệt quan tụng, phòng việc mờ ám đang tới, rất cẩn thận đường bộ, từng bước đi, lời ăn tiếng nói. 
Lâm Thân: Xà thuộc Hoả khắc Thân Kim, ấy là ngoại chiến vốn đã ứng điềm hung, nay Đằng xà (Tức Tị) với Thân là Tam hình, cộng thêm sự hại. Tị đối với Thân vừa là Tam hình, vừa là Lục hợp, lại tương khắc. Do vậy, Xà lâm Thân gọi là hình hợp khắc chiến, đó là hợp nhau để cạnh tranh mà làm hại, gây hại cho nhau. Thân thuộc Kim là loại gươm đao, là quẻ rắn ngậm gươm là hại người, động sự bất cứ điều gì cũng bị tai nạn hay thất bại.
 Lâm Dậu: Xà khắc Dậu nên cũng ứng điềm hung, nhưng nhờ có Đức hợp nên gặp hoạ có lẫn điều phúc. Động sự việc hay tiến dụng cũng có điều may, nhưng phải phòng quan tụng. Dậu có tượng răng, điềm Xà mọc răng đồng nghĩa với rắn cắn, điềm bị khẩu thiệt, điềm quái dị. Đàn bà thường bị bệnh hoạn, tật nguyền, gặp tai nạn, điềm Nữ giới chẳng đủ (thiếu xót) tâm ý giận dỗi. Còn đàn ông, Nam nhi thì mắc chứng bệnh phong. Xà cư Dậu là gặp kẻ khác đang ganh ghét mình. 
Lâm Tuất: Xà thuộc Hoả, mộ tại Tuất, là tượng rắn bò vào gò mộ để ngủ, xuống trùng lột da, điềm thoát khỏi sự nguy, thoát khỏi tai hoạ, lo buồn tự nhiên tiêu tan. Rắn nhập mộ là rắn sợ người phải đi lánh thân. 
Lâm Hợi: Xà thuộc Hoả, tuyệt tại Hợi, là lúc tuyệt ý nghĩ hại người vì rắn nhắm mắt, điềm thoát tai nạn. Lửa Xà gặp Hợi Thuỷ thì không hoành hành, không làm ngang ngược được. Sơ truyền là Hợi thiên bàn thừa Đằng xà ứng điềm tôi tớ gái trốn đi hoặc điềm hao tài, vì Hợi là cung vị của sao Huyền vũ chuyên ứng vụ thất thoát, hao mất và trốn tránh. Nên nhớ: Xà không lâm Tuất Hợi địa bàn, khi luận gặp tuổi Tuất Hợi, hay gặp Năm Tháng Ngày Giờ Tuất Hợi.

3. Chu tước 
Chu tước thiên sự: trên thiên đình thì Chu tước là chức Võ lâm tướng quân, trong lôi bộ là vị thần hú gió, nghĩa là làm ra mưa gió (Lôi bộ là nơi gồm những vị thần tạo ra mưa, nắng, gió, sấm, sét). Chu tước bản vị tại Bính Ngọ – Dương Hoả, chính Nam, cung Ly, nơi tột bậc của khí ương, nơi bắt đầu sinh khởi khí âm. Do vậy gọi là vị thần chẳng đủ, nghĩa là tuỳ thuộc dương mà chẳng trọn dương. Mặt trời giờ Ngọ là lúc sáng cực điểm và cũng là lúc hạ xuống dần dần. Nơi nóng cực điểm, lửa bay vàng chảy. Chu tước được vượng tướng khí trong mùa Hạ, tháng 4-5- 6, thích hợp với các sao Bạch hổ, Thái âm, nhưng rất kỵ sợ các sao Thiên hậu, Thiên không. 
Chu tước sở chủ: chuyên ứng về các việc văn thư, biện thuyết. Là một hung tướng, đắc địa thì ứng về văn chương, ấn tín, sắc lệnh, đến công phủ nhận sắc lệnh. Thất địa thì ứng điều hung như khẩu thiệt, sự nóng giận như điên, như dại, kiện tụng, lạc mất văn thư, tổn thất tiền tài cùng vật dụng hoặc lục súc bệnh hoạn ốm đau. Chu tước cũng ứng các loại có cánh đang lớn lên, các loại làm bằng lông cánh, bút mực, tin tức, lời ăn tiếng nói, ấn tín, công văn, việc chính phủ, các sự việc có dính dáng đến giấy tờ. Thấy Chu tước ứng điềm hung mà Chu tước thừa thần Vượng Tướng khí, lại ngộ thêm Tam hình hay Tam sát thì tai hoạ càng thêm nặng, nếu thừa thần Hưu Tù Tử khí thì tai hoạ được giảm bớt nhẹ đi. Chu tước thừa thần khắc Can thì chắc gặp vụ khẩu thiệt, tranh cãi, lòng dạ bất an không được yên ổn. Chu tước với thừa thần của nó tương sinh hay tỷ hoà là ứng điềm có tin tức, ấn quan quyền hành. Thừa thần của Chu tước sinh Can mới thật sự tốt. Thừa thần của Chu tước lại chính là Thái tuế và cùng với Quý nhân thừa thần tương sinh thì đúng là quẻ được ấn tín, quyền hành lên quan. Sơ truyền thừa Chu tước khắc Can thì chắc hoạ dấy lên, việc quan tới cấp kỳ. Chu tước lâm Mạt truyền là có tin tức từ nơi xa đến, thêm Dịch mã thì càng chắc có thư tín công văn đến. Chu tước cũng ứng về vụ trao đổi hồ sơ, văn tự. Chiêm hỏi về việc công chính mà thấy Chu tước nghịch hành và thừa thần của nó khắc Can thì thế nào cũng bị quan trên khiển trách, trách mắng. Còn Chu tước thuận hành và thừa thần của nó sinh Can thì công việc được nó suôn xẻ, không đáng ngại. Chiêm hỏi về các việc thi cử, văn sách, nộp đơn, xin việc làm, dù Chu tước không nhập Tam truyền thì cũng tìm sao Chu tước để xem xét. 
Như Chu tước thừa thần chính là Thái tuế (tên năm) hay Nguyệt kiến hay Nguyệt tướng, hoặc Chu tước thừa thần cùng với Thái tuế, Nguyệt kiến, Nguyệt tướng tương sinh hay tác Tam hợp và ngộ Đức- Lộc, lại được địa bàn sinh là quẻ tốt, được trúng cử, được trọng dụng. Chu tước bị địa bàn khắc hoặc gặp Tuần không hoặc lâm Tử Tuyệt địa (theo Trường sinh cục) hoặc cùng với Can tương khắc thì sẽ không đắc cử, không được trọng dụng. Nếu khoá thể và Tam truyền tốt thì chưa hẳn xấu, phải xem xét kỹ lưỡng lại. Quẻ thấy Sơ truyền Sửu thừa Chu tước và Thiên hỷ lại lâm Mão Dậu địa bàn thì ứng điềm tốt về công chính, văn tự, giấy mời, cũng là điềm báo có mưa gió liên miên dài ngày (bởi Sửu là Vũ sư là vị thần làm mưa và tại Sửu vốn có ký can Quý thuỷ, gặp Chu tước là thần gió lại lâm Mão Dậu địa bàn là động thiên giới, động sông hồ. Hai vị thần làm mưa gió mà tới huy động tại thiên giới, sông hồ thì tất phải mưa gió nhiều ngày). Hoặc sẽ có bậc lãnh tụ, Vua chúa ngự đến đem ân trạch tới, như trời mưa xuống cho cây cỏ xanh tươi, lại thừa Thiên hỷ chủ sự thoả mãn và vui mừng như đón tiếp khách mời sang trọng, bởi sao? Bởi Sửu là ngôi của Quý nhân tất ứng về bậc cao cả đem ân trạch đến, như trời mưa xuống cho cây cỏ xanh tốt, và có thừa Thiên hỷ chủ sự vui mừng và thoả mãn. Chu tước thuộc Hoả, nếu gặp Hoả thần như Tị Ngọ hay gặp các Hoả sát như Hoả quang, Hoả chúc, Thiên hoả, lại chiêm vào mùa Hạ thì kết quả Hoả quá thịnh vượng, quẻ ứng điềm có vụ thiêu đốt như nhà cháy, phóng lửa. Mùa Xuân chiêm quẻ ngày Kỷ Mão, gặp Phục ngâm quái thì ở Tam truyền có Chu tước thừa Ngọ là Hoả thần và Hoả trúc, lại lâm Ngọ địa bàn - Tam truyền là Mão Tý Ngọ t−ơng Hình, tương Phá, tương Xung (Mão Tý tương hình, Mão Ngọ tương phá, Tý Ngọ tương xung). Quẻ như vậy tất ứng điềm gặp hoả hoạn nguy hại. Nhưng bản thân là quẻ Phục ngâm chủ sự im ấn bất động và Ngọ hoả là hào chủ động, tuy mùa Xuân thì được tướng khí nhưng lại sinh can Kỷ thổ nên chẳng thiệt hại, ảnh hưởng gì tới thân. 
Chu tước khai khẩu: tháng giêng thừa Tị thiên bàn, tháng 2 thừa Thìn, tháng 3 thừa Ngọ, tháng 4 thừa Mùi, tháng 5 thừa Mão, tháng 6 thừa Dần, tháng 7 thừa Thân, tháng 8 thừa Dậu, tháng 9 thừa Sửu, tháng 10 thừa Tý, tháng 11 thừa Tuất, tháng 12 thừa Hợi thì gọi là Chu tước khai khẩu, chim tước mở miệng, ứng sự gây cãi rất ầm ĩ huyên náo, tranh đấu nhau bằng lời lẽ, miệng lưỡi rất hung hăng, dữ tợn. Chủ việc tranh chấp đòi lại. 
Chu tước hàm vật: tháng giêng Chu tước thừa Dậu thiên bàn, tháng 2 thừa Tị, tháng 3 thừa Sửu, tháng 4 thừa Tý, tháng 5 thừa Thân, tháng 6 thừa Thìn, tháng 7 thừa Mão, tháng 8 thừa Hợi, tháng 9 thừa Mùi, tháng 10 thừa Ngọ, tháng 11 thừa Dần, tháng Chạp thừa Tuất thì gọi là Chu tước hàm vật (như ngậm vật ăn), ứng điềm lành về hôn nhân, may mắn được tiền bạc, quà tặng. 
Chu tước thừa khí: Chu tước thừa thần được Vượng khí thì ứng điềm quan nhân khẩu thiệt, Tướng khí thì ứng điềm tiền bạc hôn nhân, Hưu khí thì ứng điềm bị bệnh nơi Tim, bụng, ngẹt mũi, lùng bùng lỗ tai, bệnh huyết áp. Tù khí thì ứng việc tù tội, giam hãm sinh khẩu thiệt. Tử khí thì ứng việc chết chôn sinh ra khẩu thiệt. 
Chu tước vật loại: Chu tước thuộc về loại lông cánh, tin tức, văn chương (thời xưa dùng lông chim làm bút viết, dùng bồ câu đưa tin, thư tín). Luận người thì Chu tước ứng người đàn bà kinh cuồng khổ sở, hoặc dạng tiểu nhân. Luận quỷ thần là Táo thần. Luận về bệnh là bệnh tim bụng, cửa khiếu phía trên hoặc bệnh nôn mửa, âm thũng. Luận thực vật là hột của ngũ cốc. Luận về thú là loại có cánh bay. Luận về sắc là mầu đỏ có lẫn đen. Về số là số 9. Chu tước ứng về gió. 
Chu tước ứng nhân sự: về người là hạng chạy giấy tờ, hạng công lại làm việc giấy tờ như thư ký, tuỳ phái viên, người đưa công văn thư tín. 

Chu tước lâm địa bàn 
Lâm Tý: Tý thuỷ khắc Chu tước Hoả nên chim tước bị thương, bị gãy cánh xa xuống nước, điềm bị tai nạn. Lại cũng là điềm có ấn tín của quan chức, vì Chu tước Hoả thì Tý thuỷ tác Quan quỷ. Chủ việc không thành. 
Lâm Sửu: Can Quý thuỷ ký tại Sửu, vì vậy chim tước bị bể đầu, hay chim tước nhắm mắt, ám chỉ sự sai lầm, điềm bất lợi, không nên hành động việc gì mà chỉ nên thủ cựu. Chu tước ngôi vị tại Ngọ hoả, mà Ngọ với Sửu tác Lục hại, nên ứng điềm bị thiệt hại. Lại là điềm có tranh chấp, kiện tụng đến nhà đất, điền sản, vườn tược. Lâm Dần: ứng điềm chim tước làm tổ, ứng sẽ được tin tức, văn thư từ xa đến nhưng bị chậm. Cũng là điềm văn thư bị im ẩn, bị ỉm đi, bởi chim làm tổ bận không để ý đến công việc. Lâm Mão: cũng giống như lâm Dần địa bàn.
Lâm Thìn: Thìn là Thiên la (lưới trời) nên chim tước bị sa lưới, điềm gặp ngục tụng, kiện tụng, văn tự bị mất lạc hay bị sai sót, nhầm lẫn. Lại cũng là điềm có tin đến. 
Lâm Tị: Tị là nơi lửa đang hung phá, chim tước đang bay cao, điềm tin nơi xa đang đem đến sắp tới nơi, ban ngày càng ứng chắc như vậy. 
Lâm Ngọ: Ngọ là chính ngôi của Chu tước, cũng là cung chính giữa trục, nên gọi Ngọ là Chính ty, Quan thự (nơi làm việc), Chu tước đến Ngọ là chim ngậm thẻ lệnh, điềm hung, ám chỉ vào vụ án xử tội nhân, có thể bị tù ngục. Lại cũng là điềm sắp xảy ra việc quái lạ. 
Lâm Mùi: Mùi là Mộ của Mộc, mà Mộc sinh Chu tước Hoả, nên Mùi là mồ mả của Cha mẹ Chu tước. Với ý này ứng điềm Chu tước khóc mộ, điềm bi ai sầu thảm. Mùi cũng là cung vị sao Thái thường, nên chuyên chủ về ngũ cốc vật thực, được ăn uống, rất thuận với việc cầu tài. 
Lâm Thân: Chu tước Hoả khắc Thân kim, tượng chim mài mỏ, điềm gặp sự kinh sợ, việc kỳ quái đưa đến. Thân là cung vị sao Bạch hổ chủ sự đạo lộ, việc đi đường và truyền tin tức, còn Chu tước chủ sự văn thư, nay Tước gặp Thân chắc phải có tin âm giữa đường và sắp đưa đến tận nơi. Lại cũng là điềm truyền phao tin giả dối, nghe thì phải suy nghĩ rất cẩn thận kẻo lầm. 
Lâm Dậu: Tước khắc Dậu, giờ Dậu là lúc loài chim kêu rầm rộ tìm nơi ngủ. Chiêm quẻ ban đêm tất gặp sự sầu bi, buồn phiền, khẩu thiệt, tật bệnh, quan hoạ. Lại là điềm quan nhân bị giáng cấp, điềm mất uy tín quan hệ và sự phao truyền tin giả dối, dựng truyện bịa đặt, nói xấu. 
Lâm Tuất: Tước thuộc Hoả mộ tại Tuất, chim Tước đến mộ điềm bị nguyền rủa, nói trời, nói đất. Cũng ứng như lâm Thìn địa bàn. 
Lâm Hợi: Chu tước Hoả thì Tuyệt tại Hợi, chim tước cùng đường, tuyệt lộ. Nên thư tịch giữ yên thân phận, không nên hành động, khởi tiến, dụng mưu, hiến kế, tìm tòi. Lại cũng là Chim tước bị sa xuống sông, điềm hao tổn tiền bạc. Chu tước không bao giờ lâm Dậu Tuất Hợi Tý địa bàn, song vẫn kể đủ để tiện đoán khi gặp thời sở Dậu Tuất Hợi Tý tương đối với Chu tước. Ví dụ như Chu tước thừa Dậu Tuất Hợi Tý thiên bàn hoặc gặp tuổi hay năm tháng ngày giờ Dậu Tuất Hợi Ty…

4. Thiên hợp 
Thiên hợp vốn là sao Lục hợp đổi tên vì sợ nhầm với Lục hợp cách. 
Thiên hợp Thiên sự: Trên thiên đình thì Thiên hợp là chức quan Đại phu xem xét việc lương lộc. Trong Lôi bộ là Vũ sư, vị thần làm mưa. Thiên hợp là một cát tướng, là trưởng nữ của Thanh đế ngũ âm, bản vị tại ất Mão, âm mộc, phương chính Đông, Vượng khí vào mùa Xuân, ba tháng: Giêng- 2- 3, thích hợp với sao Thanh long, Thái thường, rất kỵ sợ những sao Thiên không, Bạch hổ, Thái âm, Thiên hậu. 
Thiên hợp sở chủ: Thiên hợp chuyên ứng về việc hôn nhân, vui mừng, lễ tiệc, bổng lộc, tin tức, cầu vọng, mua bán, thai sản, mai mối, vật quý, tài vật của tư riêng ám muội, di chúc, vườn cây, thuyền xe. Khi gặp thời sở bất cập thì cũng ứng điềm có vụ gian dấu diếm, trước vui mà sau buồn, tiểu nhân hoặc con gái sầu lo, lục súc chết mất. Thiên hợp cũng thuộc về cửa nẻo, đường xá, sự canh cải, đổi dời. Thiên hợp là vị thần hay giúp đỡ làm cho hoà hợp mọi sự việc, ứng điềm có phúc, làm cho nhu thuận, làm cho thông thẳng những điều khuất khúc, quanh co.
Hỏi sự việc có tính hoà hợp thì sự việc đó dễ thành lắm. Tuy nhiên, thừa thần của Thiên hợp sinh Can mới hoàn hảo, thừa thần của Thiên hợp khắc Can thì sẽ đố kỵ cầu sự hoà hợp, dẫn tới hao phí tiền bạc. Thừa thần của Thiên hợp khắc Can lộc thì tất có việc quan tụng. Đắc địa là hạng văn nho học thức, thất địa thì hành tăng đạo hoặc hạng người làm điều dối giả, điều ám muội, hành động bất minh, bất chính. Thiên hợp thừa thần khắc Can cũng ứng điềm vợ chồng khẩu thiệt, nếu gặp thêm Ly thần thì chắc vợ chồng sẽ biệt ly. Như thừa thần chính là Can thần hay Hợp thần, gặp Thiên hợp nội chiến hoặc ngoại chiến, cùng Can tương khắc cũng ứng điềm chia ly. Với quan nhân Thiên hợp ứng việc thêm lương bổng, thăng cấp bậc. Với thường dân ứng điềm hội họp ăn uống, điều vui vẻ. 
Thiên hợp thừa thần được Vượng Tướng khí lại cùng Thiên hợp tương sinh và nhập Tam truyền là quẻ chắc có hôn nhân tốt đẹp, việc sinh đẻ vui mừng hoặc được tài vật ưa thích. Thiên hợp thừa thần bị Tù Tử khí, lại cùng Thiên hợp tương khắc hay cùng địa bàn tác Tam hinh-Lùc xung-Lục hại và nhập Tam truyền tất vì cạnh tranh tài vật mà sinh ra khẩu thiệt, tranh cãi, nói xấu, chửi rủa hoặc bị âm nhân quấy nhiễu làm hại. Thiên hợp thuộc mộc gặp kim–Thổ thì tương khắc, gặp Thuy-Hoa? thì tương sinh. 
Thiên hợp thừa Dậu Tuất thiên bàn thì thường có quạ đen dòm ngó giếng, ứng điềm nô tỳ trốn đi. Nếu ở Tam truyền thấy có Thiên hợp thừa Tuất thiên bàn và lâm Mão Dậu địa bàn thì chắc chắn là điềm tôi tớ đánh cắp tài vật rồi trốn đi. Chiêm hỏi về vụ trộm cắp, cướp, mà thấy Thiên hợp cùng Mão Dậu có mặt ở Tam truyền thì không thể nào tìm bắt được, bởi Thiên hợp vào Mão Dậu đều là những cái cửa riêng tư rất thông thuận cho bọn gian tư trốn tránh, ẩn tàng. Sơ truyền là Mão Dậu thừa Thiên hợp ắt xảy ra vụ gian tà dâm vậy. Quẻ thấy Thiên hợp cùng Thiên hậu đồng nhập Tam truyền thì gọi là quẻ Giao long dật nữ, ứng vụ gian dâm bất chính và phải phòng xảy ra điều thất lạc, trốn tránh. 
Thiên hợp thừa Thân Dậu thiên bàn là ngoại chiến, còn thừa Thìn Tuất Sửu Mùi thiên bàn là nội chiến. Ngoại chiến thì ứng việc bất an từ bên ngoài khởi động, vậy nên riêng lo hay cầu vái thánh thần mới có thể ổn thoả được. Nội chiến thì ứng điềm phụ nữ âm mưu để làm thành tựu việc riêng tư, giấu diếm hoặc là điềm anh chị em gây tranh cãi nhau. 
Thiên hợp thừa Tý Ngọ Mão Dậu thiên bàn hay lâm Tý Ngọ Mão Dậu địa bàn đều gọi là quẻ Thiên hợp bất hợp, ứng điềm chia ly, hai bên phân cách, việc âm tư bất chính, mỗi bên đều có ý kiến riêng dấu diếm bất minh, sinh điều hung hại (Trong 24 tiết khí, ở những tháng Tý Ngọ Mão Dậu có tiết: Xuân phân - Hạ chí – Thu phân - Đông chí là những kỳ hạn mà 2 khí Âm Dương phải phân ly, nên gọi là Tứ ly. Theo Trường sinh cục thì gọi Tý Ngọ Mão Dậu là Tứ bại. Phàm gặp Tứ ly, Tứ bại tất không thành hợp được). Thiên hợp thừa Tị Hợi thêm Dịch mã hay Thiên mã hoặc Sơ truyền gặp Đạo thần là quẻ đang có âm mưu dự tính đi xa. 
Đạo thần là người đi đường: tháng Giêng tại Thân thiên bàn, tháng 2 tại Tuất, tháng 3 tại Dần, tháng 4 tại Sửu, tháng 5 tại Hợi, tháng 6 tại Thìn, tháng 7 tại Tị, tháng 8 tại Mùi, tháng 9 tại Tị, tháng 10 tại Mùi, tháng 11 tại Thân, tháng Chạp tại Tuất.
Thiên hợp thừa thần cùng địa bàn tương sinh mà hỏi về vụ sinh sản, mưu vọng là quẻ tốt. Nếu thừa thần mà bị địa bàn khắc thì ứng việc gian tà, việc gì cũng u ám nghi ngại. 
Thiên hợp thừa khí: Thiên hợp thừa thần được Vượng khí là điềm được thưởng tặng, quan nhân thăng quan chức, lên lương. Tướng khí là điềm có tiền tài lễ lộc trong sự cưới gả. Hưu khí là điềm bị bệnh tật, có việc phải thầm lén. Tù khí là điềm hôn nhân có liên đới tới việc tù ngục hoặc có việc gian dấu, âm mưu kế. Tử khí là điềm phải tranh dành tiền của hay việc chôn cất. 
Thiên hợp vật loại: ứng về các loại cây trúc, tre nứa. Biến dị là muối ăn, lông cánh. Về người là bạn bè, con trai, con gái, trẻ nhỏ, là người thợ khéo léo, nhà thuật sĩ, hạng quan quỷ hoặc người học thức cao thâm mà ở ẩn. Quỷ thần là vong linh người già cả. Bệnh là các chứng đau tim, bụng hoặc bởi hai khí âm dương chẳng điều hoà mà sinh đau yếu. Ngũ cốc là muối ăn, lúa gạo. Thú vật là loại thỏ, mèo, hồ ly. Thực vật là món ăn có mùi ngon ngọt. Về sắc là màu xanh ẩn trắng, màu sáng rực rỡ. Về số là số 6. Về sự việc là những việc có tính kết tụ, tổ chức, trao đổi, hội họp, kết bạn, trai gái gặp nhau, những việc vui mừng, tiền tài, lợi lộc. Thiên hợp ứng về mưa.

Thiên hợp lâm địa bàn

Thiên hợp tượng hôn nhân, sự hội họp, cô dâu. Dựa vào nhân và sự ấy để luận hoạ phúc. 
Lâm Tý: Mão là cung vị của Thiên hợp, lâm Tý tức là Mão Tý tương hinh-hài nhau, phản mục trái mắt nhau, điềm lấy ơn làm oán, vô lễ, việc trái trở, vợ chồng chẳng thuận hoà. 
Lâm Sửu: Sửu là mộ của Kim, tức kim kho vàng bạc, ứng điềm cô dâu vào kho lấy đồ trang sức để trang điểm cho nghiêm nghị, cho ra vẻ, là quẻ hôn nhân thành đạt vậy. Lại cũng ứng điềm ốm bệnh vì Sửu là Mộ của kim, mà Mộ kim tất ám khắc Thiên hợp mộc. 
Lâm Dần: Dần thuộc Dương mộc, Thiên hợp thuộc âm mộc, đồng loại tỷ hoà lại đủ âm dương tất phải phối hợp nhau để làm nên sự thịnh vượng cho nhau (Tỷ hoà thì vượng khí) thật là đắc địa, điềm được thông suốt trong mọi sự việc, xuất hành, mưu vọng đều có kết quả tốt đẹp. Cũng gọi là quẻ ngồi xe trên đường, tượng người con gái lên xe hoa về nhà chồng, điềm hôn nhân thành toại với bao sự vui mừng. Lâm Mão: Mão là cửa nhà, Thiên hợp là cô dâu, tượng cô dâu bước vào nhà chồng để thành gia thất, điềm hôn nhân thành tựu. 
Lâm Thìn: Thìn là nơi lao ngục, tượng hành động trái nguyên tắc, làm sai phép, trái lễ thủ tục nghi thức. Điềm hôn lễ gặp thiếu xót sinh ra hiểu lầm, kiện tụng. Lại cũng là điềm hôn lễ cử lên đường, nên giữ mực trung, nên thông cảm với nhau thì hôn nhân mới được vẹn toàn. 
Lâm Tị: Tị là nguồn gốc sinh Kim, mà kim tất khắc mộc, nên ên hợp đến Tị là điềm đến xóm giặc, gặp sự kinh sợ, phiền giận, việc không được hài hoà, hao phí tiền tài. Lại cũng là điềm sắp có văn thư chúc mừng, tin tức, sách vở đưa đến. 
Lâm Ngọ: Ngọ thuộc cung Ly ngôi chính giữa, việc hôn nhân ắt phải chính đáng thành. Cũng là điềm được nửa, mất nửa, vui buồn lẫn lộn, mưu sự chỉ được toại ý phần nào mà thôi, vì Ngọ là nơi hai khí Âm Dương chia rẽ. Lại cũng gọi là đến nơi nhà khách, người đến hỏi quẻ có ý muốn biết về việc hôn nhân. Chiêm tháng Hợi là điềm trẻ em ốm đau vì Thiên hợp là tiểu nhi, còn tháng 10 thì Ngọ thừa Phục ương và Thiên quỷ là hai ác sát thường gây đau ốm. 
Lâm Mùi: Thiên hợp Bản gia tại Mão, gặp Mùi là Tam hợp, tượng cô dâu đang hợp ý mà tô điểm, trang sức, trang phục quần áo đẹp, điềm hôn nhân đã thành. Tượng giao nộp lễ vật. 
Lâm Thân: Thiên hợp bị Thân khắc là điềm gặp tổn thương như bị chạm tự ái, danh dự hay sức lực mệt mỏi, đau ốm. Lại cũng là điềm hứa hẹn hôn nhân sẽ thành nhưng phải chịu theo ý kẻ mai mối.
 Lâm Dậu: Dậu là cửa riêng để làm điều ám muội, nay Thiên hợp đến đó tất ứng sự dâm loạn và vì vậy mà có sự lén đi trốn tránh. Cũng là điềm trốn tránh để tính chuyện gian tà khác. Điềm thất lợi vì Thiên hợp bị Dậu khắc mà Dậu là một trong Tứ ly. 
Lâm Tuất: Tuất tức lao ngục, Mão Tuất Lục hợp, cũng gọi là hợp riêng lén, tư hợp, là điềm lén lút hội hợp nhau làm điều gian dâm không biết xấu nhục mà mang tội lệ. Lại cũng là điềm có thưa kiện trong hôn nhân hoặc có làm điều tội lỗi xấu xa. Quẻ này cũng ứng cho bậc bề trên như Ông, Cô chẳng bình yên. Lâm Hợi: Thiên hợp mộc được Hợi thuỷ sinh. Thiên hợp bản vị tại Mão tác Tam hợp Hợi Mão Mùi nên trong hôn nhân gặp nhiều thuận tiện và hài lòng. Hợi là nguồn sinh bền bỉ cho Thiên hợp mộc nên cứ bền chí, giữ yên sự bình hoà mà đợi hưng long, chờ đợi thời cơ sắp tới rồi hãy hành động thì tốt. 

5. Câu trận 
Câu trận thiên sự: trên Thiên đình thì Câu trận giữ chức Đại tướng quân hay Tả tướng quân. Trong Lôi bộ là vị thần làm mây hay kêu mây để chuyển mưa. Câu trận là một hung tướng, Bản vị tại Mậu Thìn, dương Thổ, phương Đông nam, Vượng khí trong Tứ quý, trong khoảng 18 ngày sau cùng của mỗi mùa hoặc cả bốn tháng 3-6-9-12. Thích hợp với sao Huyền vũ và Thiên không, rất kỵ sợ sao Thanh long và Thiên hậu. 
Câu trận sở chủ: Câu trận là Thổ trung ương, chứa đầy sát khí, giữ chức tướng quân, như đắc địa thì được bề trên ban quyền lệnh, còn thất địa thì ứng về hạng binh lính bất kham. Đại khái Câu trận là kẻ có oai quyền, chức giữ cửa, lại cũng như binh giáp (hình thức bề ngoài oai nghiêm). Tính của Câu trận rất ưa tranh kiện, hay chất chứa hai lòng, kẻ hai mặt. Nếu thừa sao Tang môn hay Điêu khách là người không có hiếu lễ, hạng lưu manh bất trị. Câu trận vốn ứng các sự việc lưu trì, chậm trễ. Lại chuyên ứng các việc binh trận, quan tụng kéo dài, việc công, ấn tín, cỏ dả, tranh chấp vụ nhà cửa, ruộng vườn, đất cát, ra đi lâu về. Ngoại lệ, Câu trận còn ứng bệnh hoạn, tai nạn dây dưa tổn thất tiền bạc. Đối với bậc quan mà Câu trận được Vượng Tướng khí và đắc địa thì ứng được ban ấn thụ, bội tinh, huân chương của Vua hay Chính phủ tặng thưởng tuỳ theo cấp bậc. Nhưng nếu bị Hưu Tù Tử khí và thất địa thì trái lại vì ấn thụ mà xảy ra điều hung hại. Chiêm hỏi vụ kiện tụng thì cần xem đến Câu trận thừa thần. Như thừa thần khắc Can thì khó biện bạch lý phải trái, lý chính đáng của mình. Bằng Can khắc thừa thần thì lý của mình sáng suốt, rất dễ thắng kiện. Lại còn phải xem đến Câu trận âm thần, khi âm thần khắc Can lại thừa hung tướng như Xà Hổ Chu và thừa hung sát như Phục ương, Nữ tai ắt phải chịu hung hại nặng nề vì chuyện kiện tụng. 
Câu trân âm thần sinh Can lại thừa Quý nhân là điềm được Quý nhân giúp sức cho thắng kiện, nhưng nếu Hành niên mà ngộ Tuần không thì ắt chẳng mấy hay. Chiêm hỏi vụ nã tróc là đi bắt trộm cướp, thì kể sao Câu trận là người đi tìm bắt và sao Huyền vũ là kẻ trộm cướp. Quẻ thấy Câu trận thừa thần khắc Huyền vũ thừa thần thì sẽ bắt được kẻ gian hoặc cung địa bàn thừa Câu trận khắc cung địa bàn thừa Huyền vũ thì cũng bắt được, có khi kẻ gian bị cùng khốn mà tự ra đầu thú hoặc thấy lâm Can cũng bắt được. Bằng quẻ thấy ngược lại thì không thể bắt được. Phàm chinh chiến, đi dẹp giặc cũng luận như vậy: Câu trận thắng Huyền vũ thì mình mới thắng được giặc. Xem về Trạch Mộ (nhà cửa mồ mả) mà thấy Câu trận thừa thần được Vượng Tướng khí lại lâm Trach-Mo Can-Chi. và sinh Trach-Mo Can-Chi. là điềm được yên ổn lâu dài. Bằng như thừa thần bị Hưu Tù Tử khí lại lâm Trạch Mộ Can Chi là điềm bất lợi, không hợp địa cảnh, do ảnh hưởng về điều đó mà bị việc quan quấy nhiễu. Xem về thưa kiện mà thấy Câu trận lâm Sơ truyền, mà Sơ truyền bị Hưu Tù Tử khí thừa ác sát là quẻ rất xấu, luận về tội ắt phải chịu hình phạt nặng nề hay bị ám hại nhục nhã. Dù chiêm hỏi sự việc khác mà gặp quẻ như vậy cũng có thể xảy ra vụ kiện thưa. 
Câu trận bạt kiếm: tháng giêng thấy Câu trận thừa Tị thiên bàn, rồi lưu theo chiều nghịch 11 cung còn lại thì gọi là Câu trận bạt kiếm, nghĩa là Câu trận rút gươm, điềm gặp bệnh tật, có sự tàn hại lẫn nhau. Câu trận thừa thần khắc Can là điềm tai hoạ vấn vương, việc công hay việc tư riêng đều kéo dài lâu ngày mà chẳng có lúc nào tạm an nhàn. Can khắc Câu trận thừa thần thì nên đảm đương công việc. Câu trận thừa thần khắc Can thì việc quan ắt đến, còn việc tốt thì bị chìm mất đi, thêm Thiên mã, Dịch mã ắt có kẻ ở xa đến làm hại mình, cũng như mình ở xa nhà thì cũng không tốt cho vụ đạo lộ đi đường. Nơi phương hướng nào gặp sao Câu trận là phương hướng đó, cung đó không tốt. 
Câu trận tại phương Dần thì quan lại, quân nhân gặp dồn dập tai hoạ. Câu trận về phương Hợi thì gặp tai hoạ đột ngột bất ngờ tới. Câu trận cư Tý thì ra vào chẳng yên, cư Tị Ngọ thì tình thế kéo dài lâu, cư Thìn Tuất là ở vào thế khó giãi bầy. Câu trận nội chiến hay ngoại chiến thì mất hết cả phúc. Trung truyền và Mạt truyền thừa cát tướng và khắc Câu trận thừa thần là quẻ được lợi. 
Câu trận thừa thần khắc Can, nhưng Sơ truyền không phải lấy tại Can mà chính là Trung Mạt truyền lấy tại Can, đồng thời Trung Mạt khắc Câu trận thừa thần cũng là quẻ không hung hại, thân mình ra khỏi cảnh u sầu trong các vụ trói buộc giam cầm. Còn như Sơ hoặc Can Chi thượng thần tác Quỷ, dẫu Trung và Mạt truyền có thừa cát tướng thì quẻ vẫn xấu. 
Câu trận thừa khí: Câu trận thừa thần được Vượng khí ứng về hàng quan nhân tranh đấu nhau. Tướng khí là hạng quan nhân tranh kiện. Hưu khí ứng về vụ tranh chấp bệnh tật hay điền trạch. Tù khí là điềm tranh kiện mà có liên đới đến tội cầm cố. Tử khí ứng điềm cạnh tranh tiền tài, vật dụng mà có liên hệ đến người chết hay vụ chết chôn. Câu trận ứng nhân sự: là một hung tướng, về người thì Câu trận ứng là người quen cũ, người làm nghề nhà binh, bộ đội, công an, binh sĩ, quân sĩ, người đàn bà xấu xí. Người thường dân thấp hèn. Luận về sự là vụ kiện thưa, tranh đấu, tranh chấp về nhà cửa, thụ ấn tước, tụ tập đông người, huyên náo, ầm ỹ, toàn là những việc tranh chấp dây dưa, kéo dài, lâu, cũ. Luận về Quỷ thần là ng−ời chết oan thành quỷ hoặc Quỷ nơi mồ mả, quỷ nơi điền trạch. Luận về bệnh là chứng đau tim, đau bụng, nóng lạnh, ung thủng có máu. Luận về ngũ cốc là trái cây. Luận về thú là động vật dưới nước. Luận về sự biến dị là loại hư tổn, xưa cũ, đồ cổ. Luận về sắc là mầu đen. Luận về số là số 5. 

Câu trận lâm địa bàn 
Câu trận thuộc về tranh đấu, hình tụng, binh tướng, quân nhân, việc công phủ. Dùng các tượng này để luận hoạ phúc. 
Lâm Tý: Tý thuộc phương chính Bắc, là nơi ẩm thấp tối tăm. Câu trận là người mang đao kiếm tới đó (Tý), nên ám chỉ vào nơi giấu diếm vũ khí, điềm có kẻ âm mưu gây tai hoạ. Lại là điềm đến cửa quan thưa kiện kéo dài, sự việc thay đổi rất lôi thôi trong vụ tiền bạc, bị lăng nhục, xấu hổ, tâm không yên. Lâm Sửu: Sửu là công đường, Câu trận đến Sửu thường sinh điều hung hại, bị khiển trách, bị lăng nhục, bị doạ nạt. Vả lại tại Sửu có ký can Quý thuỷ cùng với Câu trận tương khắc, tất ứng điềm hung. 
Lâm Dần: Câu trận bị Dần mộc khắc, Dần lại là Công tào, tất gặp sự xử tội nguy thân, ứng điềm tù ngục hoặc phải chịu cho kẻ khác chế ngự, bó buộc, khống chế. Cũng là điềm có việc quan, đến nhà quan chức. Nếu là quan chức nhỏ thì bị tai hoạ liên đới. Chỉ có việc dâng đơn, hiến kế là tốt, cầu xin việc nơi quan thự thì hay.
 Lâm Mão: Mão có tượng cửa nhà, thuộc mộc khắc Câu trận thổ, ứng điềm tù ngục, cũng là điềm dời đổi chỗ ở, nhà cửa không yên, trẻ nhỏ đau yếu, gặp việc quan.
 Lâm Thìn: Thìn là ngôi của Câu trận, khi Câu trận thừa Thìn thiên bàn thì gọi là Câu trận giao hội, ứng điềm bị liên miên tai hoạ nặng. Câu trận lâm Thìn địa bàn ứng việc tù tụng liên đới, sự oan ức của mình khó mà giãi bầy được.
 Lâm Tị: Tị là lò lửa đúc ấn, Câu trận là vị tướng quân, nay gặp nhau ứng điềm quan nhân thụ ấn lệnh, vui mừng quan chức, được thưởng tặng, thêm tước lộc. 
Lâm Ngọ: Câu trận vốn có tính câu liên, lưu trì (dây dưa và lâu). Câu trận đến Ngọ tham được sinh dưỡng mà ở lâu nơi sinh, quẻ ứng điềm vì tham lợi lộc mà phải che dấu để được lâu dài. Lại cũng là điềm phản bội trái mắt, bất hoà hay việc ở đâu đưa đến mà mình bị liên luỵ. Trăm sự đều bị kéo dài thời gian rất lâu. 
Lâm Mùi: là cung vị của sao Thái thường chủ về ăn uống, rượu tiệc có tượng như cửa hàng ăn uống, quán xá, nhà hàng. Nên gọi là Câu trận vào quán, cũng là điềm được ăn uống, điềm được lợi trong vụ nhà đất ruộng vườn. Lại cũng có tượng ngựa vào trạm, ý nói về quân lính đưa công văn (Bưu điện). 
Lâm Thân: Thân là nguồn gốc sinh Thuỷ nên gọi Thân là nguồn nước, vì vậy gọi là quẻ Câu trận qua sông, ứng điềm có sự thay đổi, dời đi nhưng vẫn tốt lành. Câu trận thừa thần tác Lục hợp với cung địa bàn Thân thì nên cầu tiền tài. Thân thuộc dương kim nên cũng gọi là quẻ Câu trận đeo gươm, điềm được oai dũng, hành sự ắt có kết quả tốt. Lại cũng là điềm mọi sự hay bị chậm trễ. Lâm Dậu: Cung Dậu là cửa hình trách, ứng điềm bị tra hình, xét hỏi, khiển trách. Cũng gọi là quẻ chứa mầm bệnh ở chân, sự việc rất khó có thể tiến lên. 
Lâm Tuất: Tuất là trốn lao ngục tối tăm, gọi là Câu trận bị nhập ngục, ứng điềm tù tội mà chẳng thể phân trần, thanh minh được. Cũng là điềm lui tới kiện thưa
Lâm Hợi: Câu trận khắc Hợi thuỷ, nhưng Hợi là nguồn gốc sinh ra mộc khắc lại Câu trận thổ, ấy là Câu trận bị phản khắc ứng điềm phản phúc không thôi, sự việc luôn bị bất trắc không ngừng, chẳng lường trước được. Lại cũng là điềm dời quan đổi chức, xấu. Câu trận không bao giờ lâm Dậu Tuất Hợi Tý địa bàn, nhưng vẫn kể ra ở đây để tiện đoán khi Câu trận gặp các thời sở khác như thừa Dậu Tuất Hợi Tý thiên bàn hoặc gặp Tuổi hay năm tháng ngày giờ Dậu Tuất Hợi Tý. 

6. Thanh long
 Thanh long thiên sự: trên thiên đình Thanh long là Tả thừa tướng, ở Lôi bộ là vị thần làm mưa ngọt, mưa hợp thời tiết. Ngôi vị tại Giáp Dần, dương mộc, hướng Đông bắc thiên về hướng Đông, là con trai thứ 5 của Thượng đế, tính tuy thuộc mộc nhưng cũng có thuộc thuỷ cho nên mới làm mưa được, Thanh long ứng về mưa. Được Vượng Tướng khí trong mùa Xuân. Thanh long hợp với sao Thiên hậu, Thiên hợp. Rất kỵ sợ sao Bạch hổ và Thái âm. Thanh long là một cát tướng, ngày Giáp thì Thiên lộc tại Dần, ngôi vị của Thanh long cũng tại Dần, vì vậy gọi Thanh long là Lộc thần hay Tài thần, mang sinh khí hay sự sống nuôi dưỡng cho muôn loài cùng vạn vật trên thế gian. Thanh long là vị thần phò tá rất trung thuỷ, cao quý, rất có liêm sỉ, đoan nhã, chính trực. Thanh long đắc địa thì ứng điềm phú quý cao tột bậc, hạng người có đẳng cấp cao được tôn sùng. Hạng quan văn, người trí thức tử tế, thanh lịch. Còn thất địa thì hư mất vật quý hay tiền tài. 
Thanh long sở chủ: Thanh long chuyên ứng về văn chương, khế ước, thư từ, tiền bạc, thuyền tầu, phương tiện vận chuyển, cây cối, rừng rậm, áo quần, quan phủ, sự chuyển tiền, hạng tăng đạo, người quyền quý, hôn nhân hay lễ tiệc vui mừng, mai mối, thai sản, đại khái các việc vui tốt. 
Trái lại gặp thời sở bất hợp thì ứng các việc không may như khóc lóc, bệnh tật, kiện thưa, hao tiền tài, mất súc vật, xe hỏng, nhưng thường rơi vào quẻ xấu, hung quái mới ứng các việc bất lợi ấy. Xem về kiện tụng, tuy Thanh long là một cát tướng nhưng thấy ở Tam truyền có thừa sao Thanh long và thừa thần của nó khắc Can, đồng thời Can cũng bị địa bàn Hình, Hại, khắc hoặc có thừa ác sát thì cũng ứng điềm bị thua bại trong vụ kiện thưa. Đó là hỷ thần biến thành sát thần. 
Xem vụ đi rước dâu hay chiêm hỏi vụ cưới vợ, trong quẻ thấy Thiên hậu thừa thần khắc Thanh long (mộc) thì thế nào cũng bị tổn thất. Hoặc chính giờ đi rước dâu mà chiêm quẻ như vậy thì cũng không khỏi bị sai lạc hay mất mát. Bởi Thiên hậu là cô dâu, còn Thanh long bị khắc là chàng rể. Phàm cầu tài, hỏi về vụ tiền bạc thì rất cần xem đến Thanh long. Lục xứ có Thanh long và thừa thần của Thanh long được Vượng Tướng khí hay cung địa bàn của Thanh long thừa thần được Vượng Tướng khí hay Thanh long thừa thần lâm Vượng Tướng phương và cùng với Can Chi tương sinh tác Tam hợp, Lục hợp là điềm cầu được tiền tài, sự chi cũng hoà thuận, điềm lành thêm phúc đức (lâm vượng phương là cùng ngũ hành với địa bàn, lâm tướng phương là được ngũ hành của phương địa bàn sinh). 
Trái lại, Thanh long thừa thần bị Hưu Tù Tử khí hoặc với địa bàn tương khắc, cùng Can Chi tác Tam hình, Lục hại, Lục xung là điềm cầu chẳng được tiền tài. Thanh long thừa thần sinh Bản mệnh là điềm tiền tài tới, còn khắc Bản mệnh là điềm thoát tài, hao tán. Phàm hỏi về vụ hôn nhân và thai sản thì cũng tìm sao Thanh long mà luận tốt xấu như luận về vụ tiền tài.

Hỏi về vụ đạo tặc trộm cướp rất kỵ sao Thanh long nhập Tam truyền, bởi Thanh long là con ngựa chạy ngàn dặm, là con rồng biến hoá vô lượng nên không thể nào tìm bắt nó được. Chiêm hành nhân, hỏi về người đã ra đi thì người ấy đã đi xa và rời qua nơi khác rồi. Phàm chiêm bệnh thấy ở Tam truyền có Thanh long là do ăn uống rượu thịt vô độ hoặc hợp hoan với nhân tình quá độ mà mang bệnh. Vì Thanh long chủ sự ăn uống, vật thực cùng việc hoan hỷ hội tiệc. 
Thanh long gặp Tuần không là mất phúc. Phàm chiêm hỏi về quan chức mà người đến hỏi là quan võ thì xem tại Thái thường, còn người quan văn thì xem tại sao Thanh long. Thừa thần của những sao ấy cùng Can Chi tương sinh hay cùng với Can thượng hạ tác Tam hợp, Lục hợp thì được thuyên chuyển tốt. Còn thừa thần cùng với Can tương khắc hay cùng với Can thượng hạ tác Tam hình, Lục hại, Lục phá tất không thể thăng quan tấn tước (Nói Can thượng hạ là nói chữ Thiên bàn và chữ Địa bàn tại cung an Can).
 Như thấy Thái tuế (tên năm hiện tại) thừa Thanh long hay Thái thường cũng ứng điềm quan nhân được tăng lương, lên cấp bậc. Thanh long thừa thần khắc Can thì tiền tài hao phá. Nếu thừa thần lại chính là Bạch hổ âm thần khắc Can tất bị bệnh mà chết, hoạ nhỏ cũng chuyển thành ác nghiệt, quẻ như vậy mà gặp Tuần không địa bàn thì vô hại, gặp hoạ cũng qua khỏi. Phàm quẻ thấy Thanh long lâm Can Chi nhưng có thừa ác sát như Kim thần, Đại sát, Nguyệt sát, Chi hình là quẻ trong vui có lẫn buồn, đang vui lại xảy ra chuyện cãi nhau. 
Thanh long khai nhãn: Tháng 1- 4-7-10 thấy Thanh long thừa Dần thiên bàn, tháng 2-5-8-11 thừa Dậu thiên bàn, tháng 3-6-9-12 thừa Tuất thiên bàn thì gọi là Thanh long khai nhãn, ứng điềm thành tựu may mắn, vui mừng vì tai nạn tiêu tan. 
Thanh long đương ngoạ: mùa Xuân thấy Thanh long thừa Sửu thiên bàn, mùa Hạ thừa Dần, mùa Thu thừa Thìn, mùa Đông thừa Tị thì gọi là Thanh long đương ngoạ, nghĩa là Rồng đang nằm bệnh, điềm đang có hoạ theo người (Nên nhớ tháng 4 và mùa Hạ không khác nhau, như ở trên đã nói: 
Thanh long thừa Dần thì gọi là khai nhãn, mà ở dưới lại nói là Thanh long đương ngoạ, cùng một thời sở mà ứng nghịch khác nhau, nên nghiên cứu). 
Thanh long thừa khí: Thanh long thừa thần được Vượng khí là quan nhân thêm lộc vị. Tướng khí thì ứng vụ hôn nhân vui mừng. Hưu khí là ăn uống với bạn cũ. Tù khí ứng điềm tiền tài có quan hệ đến tù nhân hoặc việc tù ngục. Tử khí thì ứng về tiền tài hay vật liệu có liên hệ đến người chết hay vụ chết chôn. Thanh long vật loại: Luận về người thì Thanh long là hạng người quí phái, quan nhân, quan văn, người tu, người học thức, cao trí. Luận về Quỷ thần thì là thần Tư mệnh. Về bệnh là bệnh tim hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, chân tay tê mỏi, bại liệt. Về vật thực là loại cỏ cây, vật ăn được. Về thú là Rồng, hổ, beo, mèo. Về sắc là vàng xanh. Về số là số 7. Về biến thành thể chất khác lạ thì Thanh long là loại lông, cánh, tiền tài, vật dụng, quan quách, gông cùm. 

Thanh long lâm địa bàn
 Thanh long là tượng con Rồng, thuyền, việc vui…cho nên trong bài phải đề cập đến các sự vật ấy mà luận hoạ phúc. 
Lâm Tý: Tý thuộc Thuỷ, biến sinh Thanh long là chiếc thuyền, Tý Ngọ cũng là tượng đường đi, là quẻ được vui mừng cưỡi thuyền, ứng điềm may mắn về tiền bạc, vui vẻ đi xa du lịch, việc mình chủ động mà sinh ra việc vui mừng khác, gặp điều may mắn ở nơi khác đưa đến. Tý là ngôi vị của sao Thiên hậu rất hợp với sao Thanh long cát hỷ nên ứng điềm vui mừng may mắn vì vợ có thai nghén, hoặc cũng là điềm trong nhà có đàn bà chửa. Nữ nhân chiêm được quẻ này thường được thọ ơn Chính phủ. 
Lâm Sửu: Sửu thuộc âm Thổ, có chứa can Quý âm Thuỷ, là đất có lẫn nước, tức bùn, quẻ có tượng Rồng xa lầy, quanh co đất bùn, việc mình mưu tính không đúng theo kế hoạch, không được toại ý. Không nên mưu đồ những việc to lớn vĩ đại hay những việc quan trọng.
Lâm Dần: Dần là ngôi vị, Bản gia của sao Thanh long, tượng rồng gặp rồng, quẻ cỡi Rồng, điềm được mời thỉnh, được nhiều người cầu thân, cầu cạnh với mình, cũng là điềm vui mừng về con cháu hay việc sinh đẻ của con cháu, gặp điều phúc đức. Cũng là quẻ Rồng cỡi mây, sự việc dự tính đã lâu nay ước nguyện được thành, rất vui mừng, mưu sự vừa ý. Rồng cỡi mây là lúc người quân tử hành động một cách vừa đúng ý đồ. Gặp vận tốt.
 Lâm Mão: Mão thuộc âm mộc, Thanh long thuộc Dương mộc, đồng một loại mộc mà có đủ Âm Dương nên là môi trường rất thích hợp và thân cận, quẻ ứng đông người muốn giao hảo, muốn cầu thân thích với mình. Mão là tượng con sông nước, Thanh long lâm Mão có tượng Rồng giỡn nước, điềm được trùng trùng tài lợi, điềm thời vận hưng khởi nên mưu sự tiến tới theo nguyện vọng hay công việc của mình. Mão ở chính Đông là cung Chấn, mà Chấn là lôi, sấm cho nên gọi là Rồng đuổi theo sấm, ứng điềm thời vận hưng khởi, nên mưu sự và tiến theo nguyện vọng của mình hay việc mà mình đang làm. Cũng là tượng Rồng giỡn trái châu, cho mình mưu cầu được toại ý.
 Lâm Thìn: Thìn là Mộ của Thuỷ và Thổ, Thanh long lâm Thìn có tượng Rồng nằm tu, chưa biến hoá được, là điềm tiền tài gặp bất trắc, gặp trở ngại, làm chậm trễ, điềm bất ngờ gặp sự ưu lo, rất buồn phiền. 
Lâm Tị: Tị là giờ mặt trời đang thượng tiến gần tới đỉnh, là nơi lửa viêm thịnh vượng, làm mây chạy mưa tuôn, Rồng đến càng thêm huy động trời làm mưa, ứng điềm khởi tiến, mưu sự có lợi, rất hợp với sự cầu yết kiến, trình diện, thăm hỏi. Tượng Rồng trên trời như người quân tử đi xa thực thi công việc, người quân tử sắp hành động. 
Lâm Ngọ: Ngọ là nơi khí Dương cùng tột và bắt đầu sinh Âm, tượng Rồng nhắm mắt, ứng điềm suy vi khó hành động như ý muốn, điềm hao tổn tiền bạc, lo buồn việc quan, điềm hung, sự hại. Vợ đang chuyển bụng sinh con là điều đáng lo ngại lắm. Ngọ thuộc hoả cho nên nói là thân Rồng bị đốt hoặc gọi là Rồng bị thương ở đuôi, ứng sự hại. 
Lâm Mùi: Mùi là Mộ của Mộc, Rồng nhập mộ, rồng gãy sừng, điềm chưa tới vận, cần yên tĩnh, giữ việc cũ, không nên hành động bất cứ điều gì. Nếu hoạt động điều chi khác tất gặp sự hung hại chẳng sai. Lâm Thân: Thanh long bị Thân kim khắc gọi là Rồng mài sừng, hoặc cũng gọi là Rồng tróc vảy, vậy nên yên tĩnh, nếu di động đi xa ắt gặp nguy hại. Thanh long thừa Dần Mão thiên bàn và lâm Thân Dậu địa bàn là Rồng gãy chân, gặp chuyện kiện tụng. 
Lâm Dậu: cũng như lâm Thân, cũng gọi là Rồng nằm lộ, nằm trên đất cạn khô, phải kiềm chế mình trong mọi việc mới yên, kiên quyết thủ tịch, động sự là hung hại đến ngay. 
Lâm Tuất: Tuất là Bản vị của sao Thiên không, là nhà của tiểu nhân, điềm bị tiểu nhân tranh chấp tiền bạc. Thanh long mộc khắc Tuất thổ là điềm đi đường nhưng ra vào mệt mỏi, có sự hung hại bất mãn. Lâm Hợi: Hợi Thuỷ là gốc nguồn sinh mộc Thanh long, rồng lội sông, điềm được đi thuyền, được lợi lộc, vui mừng, cũng là điềm vợ thai nghén hay trong nhà có đàn bà chửa. Cũng là điềm mình đang thực thi một việc nào đó, lại gặp thêm điều vui mừng khác nữa. Thanh long không bao giờ lâm Tuất Hợi địa bàn nhưng vẫn luận đủ ở đây để tiện đoán khi gặp các thời sở khác như Thanh long thừa Tuất Hợi thiên bàn hoặc gặp Tuổi hay năm tháng ngày giờ Tuất Hoi….. 

7. Thiên không 
Thiên không thiên sự: trên trời sao Thiên không giữ chức Tư trực quan, trong Lôi bộ là vị thần hoá làm bụi và sương mù. Lại cũng là vị thần khao khát mưa, Bản vị tại Mậu Tuất, thuộc dương thổ, hướng Tây bắc, được Vượng khí trong 18 ngày sau cùng của mỗi mùa. Thiên không ứng về nắng, dù rằng trời đang chuyển mưa. Thiên không là một hung tướng, vốn ứng điềm hung, thuộc về đất vôi khô, ngôi ở trung ương (chính giữa) rất nhỏ, rất thấp, đáng liệt vào hạng tiểu nhân, ty tiện, ấy là tượng nô tỳ, là tạp khí của trời đất, là vị thần dối trá của nhân gian. Thiên không đắc địa ứng hạng quan lại (chức quan phụ thuộc giầu có ít dối trá, ít mưu mẹo). Bằng thất địa thì ứng hạng tôi tớ, hèn hạ bị nhục mạ, mắng chửi. Thiên không là một vị thần lúc ẩn lúc hiện, lúc động thì không có lòng giúp đỡ ai, lúc tĩnh thì lại chứa đầy yêu khí lòng ma dạ quỷ. Thiên không thích hợp với các sao Huyền vũ, Thiên hậu, rất kỵ sợ các sao Thanh long, Thiên hợp, Thái âm, Chu tước. 
Thiên không sở chủ: Thiên không chuyên ứng việc liên hệ đến hạng tôi tớ, nô tỳ, hạng công lại, tiểu nhân, chợ búa, tỉnh thành, tiền bạc, khế ước, điều lệ, giấy tờ giao hẹn, tính của Thiên không chủ về dối trá, xảo trá, tính rất hèn hạ, làm cho hư mất, chẳng có sự thật, thị phi, khẩu thiệt, những vật huỷ bỏ, bại hư. Là một vị thần làm cho Có hoá ra Không, trống rỗng, làm cho thoát mất, vắng lặng, không gặp, thuộc về loại Không vong như Tuần không. Trong công việc thì Thiên không ứng về đường xá, bọn ti tiện làm tổn hại nhau. 
Phàm Thiên không lâm Tứ mộ (Thìn Tuất Sửu Mùi) gọi là Thiên không bị bế, có thể làm ra các việc nhỏ, nếu được thuận hành, thừa thần của nó Vượng Tướng sinh Can hoặc cùng với địa bàn tương sinh là điềm được vui mừng về tiền tài, tôi tớ đồng tâm, tiểu nhân vừa giúp. Nếu thêm thừa thần tác Tài hoặc thừa Thiên hỷ là do tiểu nhân hay tăng đạo mà được tiền tài, chẳng phải vậy thì cũng do sự hư trá, dối giả mà được nên công, thành việc. Như xem việc đúc chuông mà quẻ thấy Sơ truyền là Tị Ngọ Vượng Tướng thừa Thiên không và cùng địa bàn tương sinh thì sẽ đúc được chuông và được chuông tốt, tiếng kêu trong và ngân vang dài lâu. Như chiêm hỏi vụ thưa kiện đã lâu ngày mà thấy Sơ hay Mạt có Thiên không là điềm giải hoà, nhưng nếu chiêm mưu vọng thì lại là điềm bất thành, hỏi cầu tài cũng thất bại. 
Thiên không thừa thần Vượng Tướng khí lâm Can thì vận mệnh thông đạt trong sự mua bán. Xem hôn nhân mà quẻ thấy Sơ truyền thừa Thiên không lâm Can Chi ắt trong nhà ấy có người ở goá hay cô độc, chẳng như vậy thì cũng bán sạch sự nghiệp tổ tông để lại. Thiên không là sao giải hung, chiêm hỏi vụ tù ngục thấy Thiên không lâm Can thì được qua khỏi, như trên dưới kiện tụng nhau thì có thể hoà. Nhưng hỏi về bệnh thì rất nguy, bệnh có thể chết, vì Thiên không làm cho hoá ra không, gọi là sao Vô danh, với ý nghĩa này thì bệnh nhân sẽ bị ghi tên trong sổ bộ đời. Thiên không nội chiến hay ngoại chiến lâm Lục xứ, khắc Can Chi là quẻ súc vật chết, tôi tớ bỏ trốn đi, trẻ con gặp điều kinh nguy. Phàm chiêm Nô (tớ trai-cung Tuất thiên bàn) thì xem Hà khôi, còn chiêm Tỳ (tớ gai-cúng Dậu thiên bàn) thì xem Tòng khôi, nhưng cả hai đều phải dùng Thiên không là chủ yếu. Khi Dậu Tuất sinh Can Chi thừa cát tướng thì nô tỳ tốt, còn khắc Can Chi thừa hung tướng thì nô tỳ là hạng người xấu. Cần yếu là Thiên không thừa thần không bị địa bàn khắc, cùng với Can Chi tương sinh hay cùng với Can địa bàn, Chi địa bàn tác Tam hợp, Lục hợp là hạng nô tỳ giúp được việc, trung thành. Bằng quẻ thấy ngược lại thì bọn nô tỳ không trung thành, rất xấu. Thiên không thừa Thiên cương (Thìn thiên bàn) là hạng nô tỳ bất lương. Phàm chiêm phó nhậm, thi cử, tấu đối thấy Lục xứ có Thiên không đắc địa là điềm cát triệu, vì Thiên không là thần Tấu thư chủ sự về trình đơn, dâng sớ, trình bầy bằng văn bản hay thuyết trình bằng lời nói. Chiêm giao việc, uỷ quyền cho người khác làm thấy Thiên không nhập Tam truyền thì phải đề phòng gặp chuyền gian dối, cài bẫy đối với mình. Chiêm hỏi về Thổ công, mồ mả thấy Trạch Mộ an tại Mão Dậu địa bàn thừa Thuỷ thần (Hợi, Tý) và thừa Thiên không thì nền nhà hay mồ mả có mạch nước ngầm nhưng bị ngăn chặn gây nên ứ tắc bùn, rất bất tiện. Phàm tính theo Tuần Giáp hiện tại mà thấy Thiên không thừa Nhâm thần hay Quý thần thì gọi là Thiên không hạ lệ, điềm gặp chuyện buồn, bi thảm, khóc rơi lệ. Thí dụ trong Tuần Giáp Tý mà Thiên không thừa Thân Dậu thiên bàn thì gọi là Thiên không hạ lệ, vì Thân là Nhâm thần và Dậu là Quý thần. Hoặc như tuần Giáp Tuất thấy Thiên không thừa Ngọ Mùi thiên bàn thì cũng gọi là Thiên không hạ lệ. 
Thiên không thừa khí: Thiên không thừa thần được Vượng khí là điềm Quý nhân, bề trên khi dễ dối trá. Được Tướng khí thì có sự dối trá về tiền tài, vật dụng. Hưu khí thì bị người lừa dối. Tù khí thì trong việc hình ngục có sự lừa dối. Tử khí thì gặp sự lừa dối trong việc chết chôn. 
Thiên không vật loại: Chiêm về người thì Thiên không ứng cho hạng đàn bà xấu xí, người nghèo khổ. Chiêm quỷ thần là thần Táo, thần giếng nước hoặc tuyệt tự quỷ (người chết không có con để thờ cúng nên thành quỷ). Chiêm bệnh là bệnh chủ về nghẹn, tắc, táo bón. Về thú là loài chó sói. Về vật dụng là cái ấn thọ, vật rỗng không có lỗ như chuông mõ, hộp không, rỗng hay vật đã hư hỏng. Về sắc là màu vàng. Về số là số 5. Biến đổi hình thái lạ thì Thiên không là vật đã hư thối, xấu, dơ bẩn, gớm ghiếc.
 Thiên không lâm địa bàn
 Lâm Tý: Tý có tượng phòng để nghỉ, phòng d−ỡng bệnh, ứng điềm âm nhân bị họa hoạn, bị chìm đắm, điềm bị tiểu nhân lật đổ, tiểu nhân gặp vận bĩ tắc.
Lâm Sửu: Sửu là Bản gia của sao Quý nhân, tượng người quân tử, Thiên không lâm Sửu tượng như tiểu nhân đứng bên hầu quân tử để xúi dục, phải phòng lời nói dối của kẻ dưới với bậc bề trên, tiểu nhân dối trá, không thật hình. Cầu việc nhỏ thì được. 
Lầm Dần: Thiên không bị Dần khắc gọi là phạm mâu, bị cướp lấy, tiểu nhân bị chế ngự, ứng điềm khẩu thiệt trong mọi việc chung hay riêng.
 Lâm Mão: Mão khắc Thiên không, Mão cũng là tượng cửa nhà, ứng điềm có người hung bạo đến nhà để gây hại, dối trá, phải cẩn thận đề phòng. Lại cũng là điềm tiểu nhân, nô tỳ bị hình phạt, răn dạy sửa trị. Lâm Thìn: Thìn là hung thần, Thiên không là hung tướng, gặp nhau tất ứng điềm hung hại to. Điềm gặp tiểu nhân hung ác. 
Lâm Tị: Tị là Can tuyệt của Thổ, Thiên không đến Tị thì dứt tuyệt thời vận tốt, điềm bị nhục mạ. Quẻ thấy Sơ truyền là Tị thừa Thiên không thì ứng điềm bị đau kết tụ máu. 
Lâm Ngọ: Ngọ là nơi văn minh, sáng suốt. Thiên không đến Ngọ gọi là biết chữ nghĩa, biết xét mình. Thiên không cũng là thần Tấu thư, điềm được tin tức thư từ. 
Lâm Mùi: Mùi là Bản vị của sao Thái thường, chuyên ứng việc rượu trà, ăn uống. Vì vậy Thiên không đến Mùi, tượng chạy theo tiền bạc, tất nhờ lời nói ngon ngọt, giả dối, với bộ mặt khiêm tốn mà được ăn uống, để được tán tài lộc. Cũng là điềm tiến tới, khởi làm ăn tất cầu được tài lợi nhỏ. Cũng là điềm ẩn chứa tật bệnh. 
Lâm Thân: Thân thuộc kim tượng con dao sắc, tượng quẻ như gặp người khua môi múa mép, lời nói đanh thép, sắc bén như gươm, lòng dạ khó l−ờng, thật giả khó phân biệt, nếu không cẩn thận dễ bị lường gạt, dẫn dụ. 
Lâm Dậu: Dậu là cung vị sao Thái âm chủ việc che giấu, dối trá, khéo nói, nói gian cho người, xảo trá, gian dâm. Lại cũng là điềm nô tỳ bỏ đi. Lâm Tuất: Tuất là Bản vị sao Thiên không, tiểu nhân ở tại nhà, nên nguyên nhân của bất cứ việc gì cũng do tôi tớ trong nhà gây nên. Cũng có thể làm được việc nhỏ. Lâm Hợi: Hợi là Bản vị sao Huyền vũ, là sao đạo tặc lại gặp Thiên không là sao dối trá, do vậy ứng điềm gặp kẻ gian tính mưu kế lường gạt, kẻ xảo ngôn, những lời nói thơ chữ, văn tự…đều có sự vu khống, vu oan, đổ lỗi. 8. 

Bạch hổ 
Bạch hổ thiên sự: trên trời thì Bạch hổ giữ chức Đình úy khanh, ở Lôi bộ là vị thần làm sấm sét và làm gió to (phóng bá), Bản vị tại Canh Thân, thuộc dương kim, phương Tây nam, được Vượng khí trong mùa Thu. Bạch hổ ứng điềm gió bão. Bạch hổ là một hung tướng, chuyên ứng việc tang thương, điều hung hại, ở phương chính Tây, tức là Bạch đế kim tinh. Tuy hình mạo yếu ớt như phụ nữ, nhưng vốn thuộc dương kim nên chuyên về quyền sát phạt (chém giết). Là một đại hung thần, thường mang đến tang chế, tổn hại cốt nhục, ưa đi đường tối, thích làm chuyện tư riêng, tà dại dâm trược, hay ở nhà tối, hay làm chuyện bất lương. Lại cũng ứng về thai nghén. Luận về người thì Bạch hổ ứng hạng có uy quyền, có đao gươm, có mang súng. Hoặc hạng người hung dữ, lỗ mãng, thích sát phạt người đi đường. Hoặc là tượng có người ở xa đang đến.
Bạch hổ sở chủ: Hổ chuyên ứng việc đạo lộ, việc ở dọc đường, tin tức, binh lính, can qua, việc đông người, uy quyền, tiền tài, vàng bạc, vật quý, chó ngựa. Ngoài ra còn ứng các việc hung như tang chế, chôn cất, khóc kể, tật bệnh, việc quái lạ, hung ác, giết hại, khẩu thiệt, tù ngục, cầm cố, cạnh tranh, ẩu đả, huyên náo, ám muội, oán cừu, kinh sợ, hình phạt. Nếu gặp Tam hình hay ác sát thì tai họa đến cấp kỳ. Đối với người quân tử, Bạch hổ ứng là bị mất chức, đổi quan, kinh sợ, có khi tới sự lưu huyết. Đối với thường dân thì bị thương tổn, thân thể sa sút, thời vận suy vi nghiêng ngửa. 
Bạch hổ thừa thần Vượng Tướng khí, lại cùng Hổ tương sinh, hoặc cùng địa bàn tương sinh tác Lục hợp, Tam hợp và thêm thấy Hổ thuận hành thì cũng ứng điềm được tài vật hoặc nhân vì ở chỗ náo loạn mà được may mắn tiền bạc. Phàm thi hành những việc lớn, công to thì quẻ cần có Hổ nhập Tam truyền, thứ nhất là Sơ truyền thì sự việc mới mau thành tựu được, vì Bạch hổ có oai quyền to lắm, có khả năng điều khiển thành đạt đại sự. 
Chiêm việc quan cũng cần Bạch hổ nhập Tam truyền, nếu ngộ hình sát thì càng tốt, vì có hình sát thì mới mau phát lên được. Chiêm bệnh rất kỵ thừa thần của Bạch hổ khắc Can, ngộ hình sát thì càng thêm nguy, vì bệnh sẽ phát lên mau lẹ. Hoặc Thìn Tuất thừa Hổ khắc Can, hay Can khắc Hành niên còn xấu hơn thế nữa, bởi Thìn Tuất là đại hung thần. Hoặc Bạch hổ âm thần khắc Can Chi, Bản mệnh, Hành niên cũng rất xấu, nếu thêm thừa Tử khí, Tử thần thì khó cứu. Duy Bạch hổ thừa thần ngộ Đức thần, cùng với Can tương sinh thì không đến nỗi chết, hoặc Hổ ngộ Tuần không thì cũng sẽ khỏi bệnh. Chiêm kiện tụng rất sợ ở Tam truyền có Hổ thừa thần, hay Đằng xà thừa thần khắc Can, hai vị thần này thường gây ra máu lửa, thường dẫn tới tra tấn, tù ngục. Chiêm về đất cát mồ mả, thấy Hổ ở cung nào thì phương ấy có đồi đá, hoặc có miếu thờ. Bạch hổ lâm Chi, ngộ Tang môn, Điêu khách là điềm trong nhà có tang hoặc ngoại tang, chiêm gia trạch thấy Hổ nhập Tam truyền chắc trong nhà có người mặc áo tang. Chiêm hành nhân thấy Hổ lâm Sơ truyền thì người sắp về tới nơi, như lâm Trung truyền thì đang ở giữa đường, còn lâm Mạt truyền thì họ đã thất ước hay sai hẹn mà không về, không tới. Tháng 1-5-9 thấy Hổ thừa Thân thiên bàn, tháng 2-6-10 thừa Dần, tháng 3-7-11 thừa Mão, tháng 4-8-12 thừa Hợi thì gọi là Hổ ngưỡng thị, tượng Hổ nhai ng−ời, ngẩng mặt lên dòm, ứng điềm tai hại, gây tội lỗi sâu lớn. Cũng gọi là quẻ cọp nhai người. Bạch hổ sập bẫy, bị bắt, điềm miễn hung khỏi nạn khi Hổ lâm Tị Ngọ thiên bàn. Phàm quẻ gặp Bạch hổ đều xấu, mình nên hiểu biết cho tường tận để tránh nạn cho bản thân. Phải biết phân ra quẻ của Nam hay quẻ của Nữ mà luận đoán sự sống chết. 
Bạch hổ thừa thần khắc Can thì hại người Nữ, đang mạnh khỏe sẽ đau, đang đau sẽ chết. Bạch hổ âm thần khắc Can thì hại người Nam, đang khỏe ắt ốm đau, đang đau ắt chết. Đặc biệt lưu ý khi Hổ lâm Mão Dậu là Hổ chặn tại cửa đón đường hại người, nếu không gặp hung hại thì trong nhà có người ra đi hoặc có người ở xa đến nhà mình, nghĩa là không có vụ bệnh chết thì cũng có vụ đạo lộ.
Bạch hổ thừa khí: Bạch hổ thừa thần được Vượng khí là ứng điềm gặp sự khóc lóc bị ai, việc quan nhiễu nhương. Tướng khí ứng điềm có oán cừu cạnh tranh nhau với người đi sứ ở nơi xa. Hưu khí là điềm bị bệnh tật. Tù khí là điềm có máu lửa ngục tù, kiện thưa, chìm đắm. Tử khí là điềm bệnh nặng hoặc có sự chôn cất. 
Bạch hổ vật loại: về người thì ứng cho ng−ời bị bệnh hay người có tang. Về quỷ thần là người tử thương hay tử bệnh mà thành quỷ. Về bệnh là bệnh có máu kinh sợ. Về ngũ cốc là lúa mạch hay mè. Về thú là loại vượn, đười ươi, Hổ, báo. Về sắc là màu trắng. Về số là số 7. Về biến thể chất lạ là cây kiếm, cây thương, đao. 

Bạch hổ lâm địa bàn


Lâm Tý: Hổ thuộc kim gặp Tý thủy tất bị hao tổn chìm khắc, Hổ là sao đưa tin, là điềm tin tức, thư từ không lưu thông, không đến, sự chờ đợi trông mong vô ích. Lâm Sửu: tại Sửu là tượng Hổ ẩn nấp nơi đồng ruộng để bắt hại trâu bò, điềm có âm mưu rình rập sát hại, bị tổn hại liến tiếp.
 
Lâm Dần: Dần thuộc mộc, tượng cột, xà nhà. Hổ kim khắc Dần mộc như dao chém phá cột xà nhà, nên gọi là cột gãy nhà xiêu, điềm bị hư hại, đoạn chiết. Tiểu nhân bị chế ngự sinh khẩu thiệt. Lại cũng gọi là quẻ mặc áo giáp, cầm quyền tha giết. Hổ lên núi, điềm thêm uy quyền, có lợi cho khoa giáp thi cử.
 
Lâm Mão: Mão tượng cửa, Hổ tới chặn cửa làm hại người trong nhà, điềm bị ly cách tang thương. Tiểu nhân, nô tỳ bị hình phạt.
 
Lâm Thìn: Thìn là hung thần, Hổ là hung tướng, gặp nhau tất sinh ra sự hại rất to như bị tra khảo, giết chết. Quẻ Hổ ăn thịt người, việc gì rồi cuối cùng cũng rất xấu, rất hung.
 
Lâm Tị: Tị Hỏa khắc Bạch hổ kim, tượng Hổ bị đốt, điềm bị mất thần. Là quẻ phản họa thành phúc. Lâm Ngọ: cũng như lâm Tị, lại gọi là Hổ bị thương ở đuôi, điều mà Hổ sợ nhất. Như Hổ thừa Thìn Tuất thiên bàn, mà gia Ngọ địa bàn là điềm bị tang chế hoặc đang lo việc tang.
 
Lâm Mùi: Mùi thuộc Thổ là ruộng nương, tượng Hổ đi chơi ruộng làm hại trâu dê, ứng điềm người bị thương tổn. Mùi cũng có tượng giếng ví như Hổ nằm hang, điềm sự việc còn nằm yên, chưa tiến triển. Lại cũng là tượng hổ lên núi, được thêm quyền hành, việc đang chậm hóa nhanh. Lại cũng là điềm sinh tài lộc.
 
Lâm Thân: Thân là Bản vị của Bạch hổ, cùng ứng việc đạo lộ, thư từ, tin tức vui mừng, có thể đứng một nơi mà đợi sự vui may đưa đến. Cũng là điềm tin tức được lưu thông, không bị gián đoạn. Quẻ cũng ứng đang có sự ngầm về tranh tụng, chưa lộ ra.
 
Lâm Dậu: Hổ chặn cửa đón đường, người nhà lâm bệnh, ly chiết, tang thương. Cũng là điềm tranh kiện. Lâm Tuất: Tuất có tượng hang trũng sâu như giếng, gọi là Hổ sa xuống hang sâu, điềm hại hóa ra phúc, điềm thoát khỏi họa gông cùm, nhưng phải lấy làm kinh tâm tán đởm, hãi hùng, bởi Bạch hổ lâm Tuất là quẻ Hổ bắt chó.
 
Lâm Hợi: tượng Hổ bị chìm suối, điềm tin tức bị chậm trễ, không thể đi đến nơi đến chốn, sự trông vọng chỉ là điều phí công. (Bạch hổ không bao giờ lâm Thìn Tị địa bàn, nhưng vẫn kể đủ ra là để tùy tiện đoán khi Bạch hổ gặp các thời sở Thìn Tị khác như Bạch hổ thừa Thìn Tị thiên bàn hoặc để luận tới khi gặp Năm, Tháng, Ngày, Giờ Thìn Tị hoặc Tuổi Thìn Tị).

9. Thái thường
 
Thái thường thiên sự: trên trời sao Thái thường là quan Thái thường khanh, cũng gọi là quan Thiếu phủ, trong Lôi bộ là vị thần làm gió tốt để nuôi vạn vật, Bản vị tại Kỷ Mùi, thuộc âm Thổ, phương Tây nam, được vượng khí trong khoảng 18 ngày sau chót của các tháng Thìn Tuất Sửu Mùi, Bản chất là thứ đất khô mà tốt lắm. Thái thường là một cát tướng vốn ứng điềm tốt, bốn mùa tám tiết luôn làm ra sự vui mừng, hỷ hội, lễ nhạc…Động thì tuân theo pháp lệnh mà giữ chức Ty sát, chính quyền thời hạn xem xét về lương bổng, cấp bậc, lương thực, khen thưởng. Như đắc địa thì ứng về các vật liệu vải lụa, quần áo, tiền tài, của quý, nhà đất. Còn thất địa thì ứng bị thối lui, tiêu tán, gian truân, bóc lột, bán mướn, vay nợ, làm mai mối. Thái thường thích hợp với sao Quý nhân, Thiên hợp, Thiên hậu, nhưng rất kỵ sợ các sao Đằng xà, Thiên không.
 
Thái thường vật loại: Thái thường chuyên ứng về các việc có liên hệ đến văn chương, ấn thọ, công cộng, phục sức, tin tức giao quan, rượu tiệc lễ nhạc, vải lụa, nhà cửa, ruộng đất, ngũ cốc. Trái lại cũng ứng việc mất trộm y phục, uổng công lo việc văn tự, các sự trái lẻ, so le, khóc lóc, dẫu việc công hay việc tư vẫn làm cho nhọc nhằn mà chẳng được thành. Phàm chiêm về quan chức, rất cần có Thái thường nhập quẻ. Như Thái thường lâm Sơ truyền hay Mạt truyền mà cũng có Thiên mã hay Chi mã thì gọi là quẻ được ấn thọ, cầu quan ắt được toại ý. Như Tam truyền đã có Thái thường lại có cả Tuất thiên bàn là quẻ được hai ấn thọ, vì Tuất là cái ấn và Thái thường là cái giấy thọ (giấy chứng nhận huân chương). Phàm Sơ truyền thừa Thái thường mà Thái thường lại lâm Can Chi hay lâm môn hộ (Mão Dậu) là điềm động tới ấn thọ, rất tốt rất vui mừng, nếu Thái thường được Vượng Tướng khí nữa thì quẻ càng tốt hơn: quan nhân được tăng lương chức, thường dân được mai mối hôn nhân. Bằng như thừa thần bị Hưu-Tù-Tử khí lại ngộ hình khắc tất là điềm tiền bạc chẳng yên, vật liệu chẳng đủ hoặc bị sứt mẻ. Phàm mùa Xuân thấy Thái thường thừa Thìn thiên bàn, hoặc mùa Hạ thừa Dậu hoặc mùa Thu thừa Ngọ, mùa Đông thừa Tị thì gọi là quẻ Thái thường bị bác tức là bị lột xé, ứng điềm hung, trăm sự đều bị tiêu tan nung đốt.
 
Thái thường thừa khí: Chữ thiên bàn thừa Thái thường thì gọi là Thái thường thừa thần. Như thừa thần được Vượng khí thì ứng điềm được gặp Quý nhân, tiền tài, vật dụng, rượu, ăn uống, lễ hôn nhân, việc vui…Như được Tướng khí là điềm có cúng tế, việc hôn nhân, áo mão. Như Hưu khí thì ứng về y phục, tiền bạc của bệnh nhân. Như Tử khí là điềm bị quan huyện mời đến. Như Tử khí là điềm đ−ợc các vật truy tặng (là các vật ban thưởng cho người đã chết).
 
Thái thường vật loại: Chiêm nhân loại thì Thái thường là hạng quý phái, quan nhân hoặc hạng đàn bà nghèo. Về quỷ thần là thần Tư mệnh hoặc quỷ mới hóa. Chiêm bệnh là đau tay chân, đau bụng chẳng yên. Chiêm ngũ cốc là loại mè. Chiêm thú là loại Dê, nhạn. Chiêm vật thực là vật có thể ăn được. Chiêm hình dạng là hình tròn. Về sắc là màu vàng. Về số là số 8.

 Biến thể chất thì
 
Thái thường là các loại kim thạch, văn hoa, tai, mắt, lông, tóc
Lâm Tý: Thái thường là lễ tiệc, Tý thủy là rượu, nhưng bởi Thái thường khắc Tý cho nên ứng điềm vì tiệc rượu ăn uống mà sinh ra có sự xử phạt với người. Phòng phạm tội bị tra khảo, có thể bị kìm kẹp.
 
Lâm Sửu: Sửu là Bản vị của Quý nhân, cũng là tượng quan nhân như Thái thường. Vậy Thái thường đến đó tất được ngồi chiếu, ám chỉ vào sự được tiền tài vui vẻ. Lại cũng gọi là quẻ thọ tước vị, điềm thăng quan, tấn lộc. Sửu là Minh đường, chỗ để thưởng phạt, nhưng Thái thường là cát tướng lại cùng Sửu tỷ hòa (cùng là loại Thổ) tất phải được thưởng chứ chẳng bị phạt.
 
Lâm Dần: Dần khắc Thái thường nên gọi là bị tiểu nhân ngó nghiêng, ý nói bị dèm pha, phải cẩn thận. Lâm M∙o: Thái thường là áo mão, bị Mão khắc cho nên bị mất áo mão, tiền tài, vật dụng, tức là bị dời đổi ngôi quan.
 Lâm Thìn: Tị là chỗ đúc ấn, Thái thường là ấn thọ, nay Thái thường lâm Thìn ở cạnh bên Tị cho nên gọi là quẻ đeo ấn, điềm được tái tạo hoặc được phong thưởng lại trong khi đã mất ấn tước. Cũng là điềm được lương bổng. Lại cũng gọi là quẻ kẹp cổ vì Thìn vốn là ác thần.Lâm Tị: Thái thường là cái ấn, Tị là lò đúc ấn, gặp nhau gọi là quẻ đúc ấn, rất tốt về quan chức, tiền tài. Lâm Ngọ: Ngọ là ngựa hay xe ngựa, Thái thường là chức Thái khanh cho nên gọi là quan Thái thường ngồi xe, điềm được Chính phủ thỉnh triệu, đi xe đến nhận lãnh ân huệ của bề trên.
 
Lâm Mùi: Mùi cũng tức là Thái thường (vì là Bản vị của nó), cùng chủ sự tửu thực, gặp nhau gọi là quẻ nâng chén hay quẻ ngồi chiếu tức là được mời thỉnh, dự tiệc vui mừng, tiền tài đầy đủ.
 
Lâm Thân: Thái thường gặp Bạch hổ, quan nhân sức khỏe sa sút, quan nhân gặp tang ma. Cũng là điềm đang có thông tin ngầm, dự luận làm ảnh hưởng tới việc tăng thêm lương chức, việc đang vui mừng.
 
Lâm Dậu: khí Thu phân vốn tại Dậu, đấy là chỗ phân chia mùa Thu, họa phúc phân đôi, âm nhân trước có sự mừng nhưng phải phòng về sau có sinh điều cạnh tranh. Điềm có khoán thư tức là các giấy tờ giao hẹn nhưng trước thì thuận lợi mà sau e có sự tráo trở, lật lọng.
 
Lâm Tuất: Tuất là chốn lao ngục cho nên nói Thái thường nhập ngục, ứng điềm trên dưới chẳng thuận hòa. Cũng gọi là quẻ nghịch mệnh tuy tốt về quan tước nhưng trên dưới thưa kiện nhau, bất hòa tranh chấp nhau quyền vị giữ ấn. Tuất cũng chủ về ấn thọ cho nên gọi là quẻ giữ ấn nghĩa là có quyền tước. Lâm Hợi: Hợi thuộc về sính chiếu (kỷ vật hay giấy tờ của bề trên đem đến để thỉnh triệu), hạng người trên ắt tốt nhưng phòng bọn dưới ghét ganh. Hạng sĩ nhân vui mừng vì được phong tặng, có giấy mời thỉnh triệu. (Thái thường không bao giờ lâm Mão Thìn địa bàn nhưng vẫn kể ra ở đây là để tiện đoán khi Thái thường gặp các thời sở Mão Thìn khác).

 

 

Tiện ích Bambu
Tin liên quan
Bạn cần tìm kiếm?
Advert Advert2 Advert3
TextLink
BAO LA VẠN SỰ

Mobile: 0913 290 384  /  Email: tranngockiem57@gmail.com hoặc tuvan@phuclaithanh.com

Copyright © 2014   BaoLaVanSu. Thiết kế và phát triển bởi Bambu®